xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dồn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

TS Cao Sỹ Kiêm (Chủ tịch Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ VN, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền

Cần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp vừa và nhỏ bật lên; nếu rút hỗ trợ ngay, họ sẽ bị hẫng vì vốn ít, sức cạnh tranh thấp

Nội dung chính của gói kích cầu tiếp theo không tập trung vào vốn, lãi suất mà là tạo môi trường, tạo điều kiện tốt để doanh nghiệp (DN) sản xuất kinh doanh, như giúp DN tìm thị trường, xúc tiến thương mại, giảm thủ tục hành chính. Sâu hơn là tạo điều kiện cho DN nâng cao trình độ kỹ thuật, cải thiện hạ tầng, hệ thống pháp luật để có được môi trường kinh doanh thông thoáng hơn.

img
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn khát vốn. Trong ảnh: Sản xuất bánh ngọt tại Công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng Miền Nam (SN Food). Ảnh: H.THÚY


Cuối tháng 9 sẽ trình Chính phủ


Gói kích cầu đầu tiên đã rót vốn để DN vượt qua cơn nguy cấp, trụ lại được thì nay cần hỗ trợ toàn diện hơn để tạo sức bật tăng trưởng. Chương trình kích cầu mới phải toàn diện, không chỉ vốn và lãi suất. Riêng về vốn, DN nào cần vẫn được hỗ trợ tiếp. Hiện Chính phủ giao Bộ Kế hoạch - Đầu tư làm đầu mối cùng các bộ Tài chính, Công Thương và Ngân hàng Nhà nước lập đề án kích cầu tiếp cho nền kinh tế, theo kế hoạch, cuối tháng 9 sẽ trình Chính phủ. 


“Địa chỉ” kích cầu là rất quan trọng. Nếu bơm vốn không đúng chỗ, không đúng đối tượng sẽ phản tác dụng, tạo sự mất công bằng, rủi ro, gây méo mó thị trường, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Nếu kéo dài kích cầu sẽ tạo ra sức ỳ, sự dựa dẫm trong các DN. Vừa qua đã có hiện tượng cơ chế hỗ trợ lãi suất khiến tín dụng VNĐ tăng trưởng ở mức cao, lãi suất cho vay thấp hơn tiền gửi, làm sai thực chất khối lượng vốn huy động và lãi suất thị trường.


Chương trình kích cầu tới đây cần tập trung hỗ trợ cho các DN vừa và nhỏ vì khối DN này mới trụ vững được chứ chưa đủ sức phát triển bền vững trong điều kiện còn nhiều khó khăn như hiện nay và năm sau. Nếu rút hỗ trợ ngay, khối DN vừa và nhỏ sẽ bị hẫng. Bản thân các DN này vốn ít, sức cạnh tranh thấp nên cần hỗ trợ nhiều, được tạo điều kiện thuận lợi thì mới bật lên được. Đặc biệt, lưu ý hỗ trợ để các DN này tăng năng suất, chất lượng hàng hóa thông qua đổi mới công nghệ.


Các doanh nghiệp đều có khả năng trả nợ


Đến nay, gói kích cầu hỗ trợ lãi suất 4% cho vay vốn sản xuất lưu động sắp về đích, trong khi đó có những đánh giá rất khác nhau về khả năng tiếp cận của các DN vừa và nhỏ. Thực ra, vốn kích cầu đã giải ngân không nhiều, tổng 17.000 tỉ đồng nhưng nay mới giải ngân được gần 500.000 tỉ đồng, chỉ bằng khoảng 1/3 nhu cầu của DN vừa và nhỏ, như vậy chưa phải đã giải quyết nhu cầu vay vốn mà mới chỉ là vốn “mồi” cho DN hoạt động. Điều kiện cho vay khá chặt, ngân hàng không được hạ chuẩn cho vay nên không phải tất cả hơn 100.000 DN đều đủ điều kiện vay. Số liệu của các ngân hàng cho biết giải quyết được 91% hồ sơ đủ điều kiện nhưng xét trong tổng số DN vừa và nhỏ được vay vốn hỗ trợ lãi suất thì chỉ chiếm 60% tổng số lượng. Các đánh giá vênh nhau là vì thế.


Về khả năng trả nợ của các DN, mặc dù có chỉ thị từ tháng 2-2009 nhưng đến đầu tháng 4-2009, khoản vay sớm nhất mới được giải ngân. Đến nay, DN mới trả nợ được vài ngàn tỉ đồng, còn lại đang trong chu kỳ sản xuất, kinh doanh. Đánh giá chung là các DN vay vốn hỗ trợ lãi suất đều có khả năng trả nợ được, không có đề xuất nào dãn, hoãn nợ.


Các DN trước đây chưa đủ điều kiện vay vốn thì nay vẫn tiếp tục nộp hồ sơ, đến cuối năm còn khoảng 200.000 tỉ đồng dành cho vay bù lãi suất 4% đối với vốn lưu động. Đây là các DN khá yếu nhưng họ tự hoàn thành đủ điều kiện vay chứ không phải do bên vay hạ chuẩn. Khoản này vẫn nằm trong dư nợ của gói kích cầu cũ.

Lãi suất hỗ trợ nên chỉ 1% - 2%


Ông Lê Đức Thúy, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cho rằng nếu có thêm một gói kích cầu nữa sẽ tạo được bước đệm chống sốc cho nền kinh tế và tạo khả năng tăng trưởng bền vững hơn. Nền kinh tế vẫn tăng trưởng chậm, để đạt kế hoạch tăng GDP 5% cả năm thì hai quý cuối năm phải tăng 6%. Trong khi đó, hàng tồn kho công nghiệp tăng chứng tỏ nền kinh tế tăng trưởng chưa bền vững. Do đó, VN cần thêm đòn bẩy để bảo đảm sự phục hồi bền vững.


TS Nguyễn Thị Mùi, Giám đốc Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Vietinbank, cho rằng hiện chênh lệch lãi suất huy động và cho vay rất thấp trong khi lãi suất huy động luôn có xu hướng tăng. Điều này cho thấy nền kinh tế vẫn đang có khả năng hấp thụ vốn. Cần có gói hỗ trợ lãi suất với quy mô nhỏ hơn, mức độ hỗ trợ thấp hơn (khoảng 1%-2%) và thu hẹp lại đối tượng.
T.Hà ghi

 

Kỳ tới: Đặt trọng tâm vào chính sách tài khóa

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo