xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dự án tồn hàng như núi

TẤT THẮNG - THẾ KHA

Theo Bộ Xây dựng, hơn 54% doanh nghiệp bất động sản trên cả nước đã “chết” do địa ốc đóng băng

img

Một dự án căn hộ đang xây dựng ở quận 2 - TPHCM. Ảnh: HỒNG THÚY

Chưa bao giờ doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS)  khốn khó như hiện nay, đặc biệt là 2 thị trường lớn TPHCM và Hà Nội. Theo ông Đặng Hoàng Vũ, Tổng Giám đốc Công ty Địa ốc Thanh Bình, có đến 90% DN BĐS đã “chết lâm sàng” vì không tiếp cận được vốn và gần như 100% sản phẩm không có thanh khoản.

Nửa đường gãy gánh

Tại TPHCM, trong hơn 10 năm (từ tháng 1-2001 đến ngày 31-12-2011), UBND TPHCM đã giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất 2.836 dự án cho các tổ chức để đầu tư xây dựng với diện tích 22.215 ha đất, sử dụng làm nhà ở, công trình phúc lợi công cộng, sản xuất kinh doanh… Tuy nhiên, qua khảo sát mới đây của Sở Xây dựng, nhiều dự án nhà ở dở dang cả chục năm. Trong số hơn 1.100 dự án nhà ở trên địa bàn, có gần 900 dự án chưa hoàn thành (chiếm hơn 80%), thậm chí có dự án triển khai cả chục năm nhưng đến nay hạ tầng không hoàn chỉnh, nhà đầu tư chỉ bán đi bán lại trên “giấy”.
Điển hình như dự án khu đô thị mới Đông Tăng Long (quận 9) có quy mô 160 ha, được UBND TP phê duyệt từ năm 2006 nhưng đến nay vẫn chưa xong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Tại dự án Waseco Plaza (phường 2, quận Tân Bình) theo kế hoạch sẽ hoàn thành trong năm 2011 nhưng đến nay, chủ đầu tư mới triển khai được 5% khối lượng công trình. Khu đất dự án hiện nay gần như bỏ hoang, cỏ mọc cao gần đầu người.

Còn nhiều dự án trên địa bàn quận 2 như Thạnh Mỹ Lợi, Bình Trưng Đông… hay ở khu Nam Sài Gòn, Tây Bắc Củ Chi.... được triển khai hàng chục năm nhưng hạ tầng vẫn dở dang, chỉ có một số ít căn nhà được xây dựng giữa “cánh đồng hoang”. .

Tại Hà Nội, từ tháng 4-2011 trở về trước đâu đâu cũng thấy người ta bàn tán về BĐS. Dọc những tuyến đường như Lê Văn Lương kéo dài, Trần Duy Hưng,… mọc lên hàng loạt công ty môi giới BĐS. Tuy nhiên, thị trường BĐS chủ yếu được đầu cơ, mua đi bán lại kiếm lời. Khi van tín dụng thắt lại, lãi suất ngân hàng tăng lên cũng là lúc bộc lộ ra một loạt yếu kém. Thống kê mới đây cho thấy Hà Nội cũng đang tồn một lượng BĐS khá lớn và cần khoảng 6-7 năm để tiêu thụ hết số hàng này.

“Bom nổ chậm” từ tăng trưởng nóng

 Khi triển khai dự án, vốn của DN chỉ chiếm 15%-20% trên tổng mức đầu tư, phần còn lại là đi vay của ngân hàng. Do đó, DN phụ thuộc rất lớn vào những thay đổi của chính sách tiền tệ. Trong dự thảo đề án phát triển thị trường BĐS do Sở Xây dựng TPHCM vừa đưa ra lấy ý kiến, số liệu từ Sở Kế hoạch - Đầu tư TP cho thấy có 70,5%  BĐS có vốn dưới 10 tỉ đồng, gần 19%  có vốn 10-50 tỉ đồng, 8% có vốn 50-200 tỉ đồng và chỉ có 2,6% có vốn 200-500 tỉ đồng. Vì vậy, nếu ngân hàng không hỗ trợ thì DN khó có khả năng thực hiện các dự án lớn.

Có thể nói tình hình các DN xấu như hiện nay, chính là hệ quả từ thời kỳ thị trường tăng trưởng nóng. Hiện trạng BĐS tồn kho là một trong những nguyên nhân gây kiệt quệ nguồn vốn của DN trước mắt và lâu dài. Theo số liệu thống kê sơ bộ của hơn 65 DN niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội và TPHCM, lượng hàng tồn kho trị giá hơn 83.804 tỉ đồng, tăng 6,69% so với cuối năm 2011. Như vậy, số BĐS tồn kho đang chiếm tới 45,84% tổng tài sản của các DN này.

BĐS tồn kho quá nhiều được xem như “bom nổ chậm”, nếu không có giải pháp xử lý kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả. Tình hình tiêu thụ chậm các sản phẩm BĐS trong 3 năm trở lại đây (đặc biệt là căn hộ) làm cho tỉ lệ hàng tồn kho của các DN ngày càng phình to. Cá biệt, ở một số DN, tỉ lệ hàng tồn kho trên tổng tài sản lên đến 60%-90%. Theo Sở Xây dựng TPHCM, chỉ tính đến cuối năm 2011, TP có 19.993 DN kinh doanh BĐS. Với số lượng DN hùng hậu như vậy, nếu thống kê đầy đủ, số sản phẩm BĐS tồn kho sẽ cao hơn rất nhiều so với con số nêu trên.

Còn theo một nguồn thông tin khác, hiện số lượng căn hộ chưa bán được lên đến 70.000 căn, trong đó TPHCM có 40.000 căn và Hà Nội 30.000 căn. Đối với khách hàng, việc mua nhà của các DN có tỉ lệ nợ và hàng tồn kho cao là rất rủi ro do các tài sản mua bán chưa được hình thành. Do đó, trong trường hợp công ty không còn khả năng triển khai dự án hoặc trả nợ ngân hàng thì khách hàng sẽ không nhận được nhà và cũng rất khó có khả năng đòi lại vốn góp mua căn hộ.

Thời hoàng kim đã xa

Có lẽ nhiều khách hàng và “cò” nhà đất không thể quên chuyện chưa từng có đã xảy ra trong làng địa ốc TPHCM vào tháng 10-2008, khi muốn mua một căn hộ phải xếp hàng từ ngày hôm trước.

Hòa cùng vào dòng người chờ mua nhà lúc đó, chúng tôi đã phải chầu chực từ 20 giờ ngày 18-10-2012 để mua căn hộ tại dự án The Vista nằm trên xa lộ Hà Nội, phường An Phú, quận 2. Tại đây diễn ra cảnh tượng gần cả ngàn người chen lấn, xô đẩy ngay trong đêm tối để chờ mua căn hộ. Một số người chịu không nổi đã thuê người vào “xí” chỗ. Giá thuê lúc đầu là 500.000 đồng/người nhưng chỉ 1 giờ sau đã tăng lên 4 triệu đồng/người, thậm chí có khách hàng bỏ ra 1.000 USD để thuê người đứng giữ chỗ để lấy giùm phiếu ưu tiên. Do người mua quá đông trong khi số lượng bán ra có hạn nên nhân viên kinh doanh dự án phát loa thông báo: “Khách hàng phải có giấy CMND và cầm theo từ 2.000-5.000 USD để đặt cọc mới được mua căn hộ”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo