xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

DŨNG CẢM "XÉ RÀO"

PHƯƠNG NHUNG

TP HCM vượt rào cản cơ chế đã tạo tiền đề quan trọng cho quá trình đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam sau này

Sau năm 1975, với chính sách kinh tế kế hoạch hóa tập trung cùng hậu quả nặng nề của chiến tranh, cấm vận…, TP HCM đối mặt vô vàn khó khăn, đặc biệt là tình hình sản xuất bị đình trệ do thiếu nguyên - phụ liệu và tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Đảng bộ và chính quyền TP đã dũng cảm "bật đèn xanh" cho hàng loạt cơ sở sản xuất, xí nghiệp bung ra làm ăn với tinh thần "tự tháo gỡ".

DŨNG CẢM XÉ RÀO - Ảnh 1.

Hợp tác xã May xuất khẩu 30-4 ở quận 1, TP HCM. Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Sáng tạo "Kế hoạch 3 phần"

TS Trần Du Lịch, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế TP HCM, kể: Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam khủng hoảng vào đầu thập niên 1980, nhiều nhà máy, xí nghiệp của TP trước đây, sau cải tạo thành xí nghiệp quốc doanh, như Nhà máy Dệt Thành Công, Nhà máy Bột ngọt Thiên Hương, Sữa Foremost…, không có nguyên - phụ liệu để sản xuất. Đứng trước thực tiễn phải tháo gỡ khó khăn, những người đứng đầu TP khi ấy như Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt, Chủ tịch UBND TP Mai Chí Thọ và các lão thành cách mạng đã mạnh dạn cho phép nhà máy, xí nghiệp thử nghiệm "Kế hoạch 3 phần". Theo đó, phần 1 là doanh nghiệp (DN) thực hiện đủ phần nhà nước giao vật tư và giao sản phẩm. Phần 2, tận dụng công suất và lao động của nhà máy còn dư, triển khai mua thêm nguyên liệu ngoài thị trường để sản xuất và bán sản phẩm theo giá thị trường. Phần 3 là tổ chức cho người lao động tự sản xuất thêm để nâng phúc lợi ngoài đồng lương. Đặc biệt, DN được "bật đèn xanh" tìm nguồn tự xuất khẩu, bán sản phẩm để đổi lấy ngoại tệ nhập nguyên - phụ liệu phục vụ sản xuất.

"Rõ ràng với cơ chế quản lý DN quốc doanh, độc quyền ngoại thương, độc quyền bán buôn, "ngăn sông cấm chợ" bấy giờ thì những chính sách như trên là "xé rào", tức là không đúng quy định. Nhưng nó rất cần thiết và rất phù hợp, gỡ được một phần khó khăn cho DN, cải thiện đời sống công nhân và người dân" - TS Trần Du Lịch nhận định.

Ông Lịch cũng dẫn một ví dụ khác cho thấy sự sáng tạo và dũng cảm của TP HCM trong việc giải quyết bài toán lương thực, cứu đói cho hơn 3 triệu dân TP. Đó là cho phép Công ty Lương thực TP HCM xuống các tỉnh ĐBSCL thu mua trực tiếp lúa gạo với giá cao gấp nhiều lần giá bán nghĩa vụ cho nhà nước, đem về bán cho người dân với giá không lấy lãi. Việc Thành ủy "gật đầu" với kế hoạch trên đã vi phạm cơ chế giá cũng như cơ chế phân phối lưu thông. Tuy nhiên, đứng trước nguy cơ 3 triệu dân TP không có lương thực, đó lại là cách làm chính đáng, không hợp lý nhưng hợp tình.

"Những cách làm trên ban đầu TP tự làm, sau đó được trung ương cho phép thông qua một số nghị định, nghị quyết. Từ đó, đã nhân rộng ra nhiều nơi khác. Có thể nói, TP HCM là nơi kinh qua một giai đoạn nhất định, một trình độ nhất định của kinh tế thị trường, nơi có khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển" - TS Trần Du Lịch đúc kết.

DŨNG CẢM XÉ RÀO - Ảnh 2.

Dệt Thành Công là nhà máy đầu tiên nhập máy dệt hiện đại từ Nhật Bản. Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Đóng góp đổi mới kinh tế

Câu chuyện "xé rào" của TP HCM là minh chứng cho sự cần thiết phải đổi mới và là tiền đề cho đất nước bước vào cuộc Đổi Mới mạnh mẽ từ Đại hội Đảng lần VI năm 1986. TS Trần Du Lịch nói: "TP "xé rào" không chỉ mang lại ý nghĩa ở chỗ tháo gỡ được khó khăn nhất định cho các khu vực sản xuất mà mô hình thực tiễn cho thấy cần phải có sản xuất hàng hóa, cần có sự trao đổi. Từ đó, Đại hội Đảng lần VI mới thừa nhận nền kinh tế 5 thành phần, nền sản xuất hàng hóa, tiến tới thừa nhận có thị trường".

Nhưng TP HCM không dừng lại ở đó. Sau giai đoạn "xé rào", TP đã đề xuất nhiều mô hình sáng tạo mang tính thí điểm và được trung ương cho phép. Chẳng hạn, mô hình thí điểm "khu chế xuất" giai đoạn 1991-1992, thành lập quỹ đầu tư địa phương vào năm 1996, mô hình đổi đất lấy hạ tầng ở Phú Mỹ Hưng, mô hình chuyển nhượng quyền thu phí cho công ty cổ phần thu phí đường Hùng Vương, Điện Biên Phủ… Hay mô hình xã hội hóa đầu tư thông qua cơ chế hỗ trợ lãi suất để các cơ sở y tế, giáo dục tự, vay tự trả bằng tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn 1999-2002 và rất nhiều mô hình kinh tế - xã hội, cải cách hành chính, dịch vụ công khác…

"Như vậy, TP HCM có đóng góp ở 2 thời kỳ. Trước năm 1986, TP đóng góp vào quá trình hình thành đổi mới về kinh tế và từ sau năm 1986 đến những năm 2000-2010 là đóng góp vào quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế. Những gì TP HCM làm được đều xuất phát từ sự năng động, sáng tạo vốn có của người dân TP và nhờ người lãnh đạo nắm bắt thực tiễn, mạnh dạn, bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm bằng sinh mạng chính trị của mình để làm những việc không đúng pháp luật quy định nhưng lại phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn và sau đó được chấp nhận thành cái chung. Đó là quá trình lấy thực tiễn từ những mô hình sáng tạo của quần chúng, của nhân dân, DN, khái quát lại để hình thành những chính sách, quyết sách" - ông Lịch nhận xét.

Khái quát chung, vị chuyên gia có nhiều năm gắn bó với công tác tham mưu kinh tế cho TP HCM nhấn mạnh: đóng góp của TP HCM với cả nước không chỉ là đóng góp đến hơn 1/5 GDP, khoảng 30% ngân sách quốc gia mà còn đóng góp rất quan trọng vào quá trình hình thành sự đổi mới và quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo