Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 122/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp (DN). Theo đó, DN có thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng (NH), lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức đều phải đóng thuế.
Khó làm ăn nên đem tiền gửi lấy lãi
Một số công ty chứng khoán cũng tranh thủ tiền của nhà đầu tư để gửi tiết kiệm, thu về số tiền lãi rất lớn. Đồng thời những NH dồi dào vốn cũng lách quy định cho NH bạn vay tiền không quá 20% nguồn vốn huy động bằng cách giao tiền các công ty con đến gửi tại các NH khác để kiếm lời cao.
Kích thích nguồn vốn chảy trực tiếp vào nền kinh tế
Thực tế các năm gần đây cho thấy nhiều NH luôn căng thanh khoản nên phải huy động vốn bằng mọi giá, có thời điểm các NH tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm lên 18%-20%/năm khiến lãi suất cho vay cán mức 22%-24%/năm. Thậm chí có NH tung ra thị trường sản phẩm tiền gửi kỳ hạn 24 giờ, hai ngày, một tuần, hai tuần với mức lãi suất tối đa 14%/năm để nhanh chóng thu hút vốn bù đắp thiếu hụt thanh khoản, càng kích thích DN gửi tiền vào NH.
Nhiều loại thu nhập khác cũng chịu thuế Nghị định số 122/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1- 3, áp dụng cho kỳ tính thuế từ năm 2012 trở đi cũng quy định các khoản thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), các loại giấy tờ có giá, cho thuê tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, kể cả trường hợp bán DN, chuyển nhượng chứng khoán và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật… |
Bình luận (0)