xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dứt độc quyền

Hoàng Kim

Bất hợp lý lớn nhất trong cơ chế điều hành xuất khẩu gạo hiện nay đó là sự độc quyền của VFA bởi lẽ hầu hết thành viên trong VFA là DN Nhà nước, được dẫn dắt bởi Tổng Công ty Lương thực miền Nam và Tổng Công ty Lương thực miền Bắc

Hai tổng công ty này mua vào và bán ra hơn một nửa số lúa gạo xuất khẩu của VN. Nông dân chỉ bán lúa cho VFA; ngoài VFA, họ không còn sự lựa chọn nào khác. Thế độc quyền này triệt tiêu sự năng động và năng lực kinh doanh của các thành phần kinh tế khác, đẩy thiệt thòi về phía nông dân.

Đối với cơ chế điều hành xuất khẩu gạo mới do các bộ, ngành đang xây dựng để trình Chính phủ sắp tới, điều người dân mong mỏi nhất là phải chấm dứt sự độc quyền của VFA, trả VFA về đúng chức năng là tổ chức xã hội nghề nghiệp với vai trò tư vấn cho các DN trong ngành.


Khi “thôi” VFA, cơ chế điều hành nào là phù hợp cho hoạt động xuất khẩu gạo? Trước tiên, trên cơ sở tổ điều hành xuất khẩu gạo (thuộc Chính phủ) hiện nay, lập một cơ quan điều hành xuất khẩu gạo có chức năng dự báo sản lượng gạo xuất khẩu hằng năm, đăng ký, kiểm tra và thực hiện xuất khẩu gạo; đồng thời xúc tiến thật sớm việc xây dựng kho chứa 4 triệu tấn gạo, không nên để kéo dài đến năm 2011.

Quan trọng hơn là kết hợp với Thái Lan trong việc ấn định giá sàn xuất khẩu gạo. Có giá sàn, việc ấn định giá thu mua lúa cho nông dân rất dễ: Giá thu mua lúa của nông dân = giá sàn xuất khẩu – (phí thu mua lúa và xay xát lúa thành gạo + phí tồn kho + phí xuất khẩu).


Có giá sàn, các DN xuất khẩu gạo sẽ tự đi tìm khách hàng để ký hợp đồng giao sau. DN nào ký được giá càng cao hơn giá sàn thì càng có lời, sau đó họ sẽ thu mua lúa của nông dân, nếu không đủ thì chờ cơ quan xuất khẩu gạo đấu giá.

Khi đã có đủ kho bãi và giá thu mua lúa cho nông dân, đến mùa thu hoạch, cơ quan điều hành xuất khẩu gạo tiến hành mua lúa trữ vào kho. Nếu đã ký được hợp đồng thì giao gạo theo hợp đồng, trong trường hợp lượng lúa trong kho tồn nhiều thì bán đấu giá cho DN xuất khẩu gạo.

Lúc đó, giả sử giá gạo thế giới xuống thấp thì chúng ta có thể ngừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo nhưng vẫn thu mua lúa của nông dân với mức giá sàn đã quy định, chờ khi giá gạo thế giới tăng mới bán.


Với cách làm trên, chúng ta không còn lo về an ninh lương thực, cơ quan điều hành xuất khẩu gạo rất dễ điều chỉnh giá gạo xuất khẩu theo giá thế giới mà không sợ bạn hàng ép giá. Môi trường cạnh tranh được xác lập buộc DN phải năng động hơn, chú trọng xây dựng thương hiệu cho DN và cho hạt gạo VN hơn. Cũng từ đó, quyền lợi và thu nhập của nông dân được trao vào tay Chính phủ, giá lúa gạo thật sự tuân theo quy luật kinh tế thị trường.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo