xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

EVN phải công bằng với khách hàng

Phương Nhung

Sự thiếu công bằng lớn nhất nằm ở chỗ biểu giá điện do Tập đoàn Điện lực đưa ra chỉ bảo vệ tính nguyên vẹn lợi ích của mình trong khi giá điện hiện nay chưa minh bạch

Tại diễn đàn “Cơ sở khoa học của việc tính giá điện” do Liên hiệp Các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 16-10 ở Hà Nội, nhiều ý kiến cho rằng các quy định dùng làm căn cứ để tính giá điện hiện nay chưa khách quan, chưa chính xác; việc kiểm soát cũng rất khó khăn.

EVN tự quyết định nhiều chi phí

TS Ngô Đức Lâm - chuyên gia kinh tế độc lập, nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) - cho rằng cơ sở để tính giá điện đã được quy định rất rõ trong 2 bộ luật là Luật Giá và Luật Điện lực. Trong đó, để tính ra giá điện sinh hoạt phải qua 4 loại giá: giá phát điện, giá truyền tải, giá phân phối bán lẻ và giá dịch vụ.

Ngoài ra, nhà nước cũng quy định 2 loại chi phí là chi phí khấu hao và chi phí định mức lương. “Tuy nhiên, theo cách tính hiện nay của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), chúng tôi thấy có nhiều yếu tố nằm ngoài quy định của luật cũng được tính vào giá điện. Các chi phí do EVN tự quyết định dễ dẫn đến có nhiều yếu tố không khách quan, có lợi cho bên sản xuất, không minh bạch, ảnh hưởng đến yếu tố giảm giá thành và người dân chịu thiệt thòi” - TS Ngô Đức Lâm nói.

Người dân đóng tiền điện tại Công ty Điện lực Sài Gòn Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Người dân đóng tiền điện tại Công ty Điện lực Sài Gòn Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Phân tích cụ thể, ông Lâm cho biết chi phí cho giá phát điện là chi phí lớn nhất ảnh hưởng tới giá điện, chiếm trên 70% tổng giá thành. Trong đó có 2 yếu tố là mức tiêu hao nguyên liệu đầu vào và phương thức huy động tối ưu của điều độ với các dạng phát điện khác nhau.

“Mức tiêu hao nhiên liệu của thiết bị nhà máy tại Việt Nam rất lớn, từ 560-700 g/KWh, nhà máy mới đưa vào vận hành cũng trên 450 g/KWh; trong khi thế giới chỉ 380 g/KWh. Ngoài ra, chi phí cho vận hành và sửa chữa đều tăng so với định mức quy định. Tổn thất truyền tải hệ thống cũng quá lớn. Tổn thất điện năng tăng thêm 1% tương đương mất đi 1,1 tỉ KWh. Chi phí cho truyền tải năm 2013 là 79,9 đồng/KWh, năm 2015 được tính là 104 đồng/KWh, mà nguyên nhân dẫn đến tăng chi phí chính là tăng tổn thất truyền tải này” - ông Lâm nêu.

Đẩy trách nhiệm cho người tiêu dùng

Chuyên gia ngành điện - TS Nguyễn Văn Hanh thẳng thắn đặt vấn đề các tham luận bàn tới giá bậc thang bán lẻ điện là 6 bậc hay 5 bậc hay áp dụng một giá trong điều kiện hiện nay hoàn toàn không giải quyết được vấn đề gì.

“Dù là phương án nào cũng không làm thay đổi giá điện bình quân. Đây là biểu hiện quyền lợi của EVN. Thảo luận như vậy chỉ duy trì giữa các nhóm khách hàng với nhau mà thôi. Tôi quan tâm đến việc hiệu suất kém có bắt khách hàng chịu hay không? Giá điện bình quân làm thế nào để minh bạch, còn bao nhiêu bậc cũng được” - ông Hanh nói.

TS Ngô Đức Lâm cho rằng biểu giá điện sinh hoạt được đưa ra lấy ý kiến là bản nghiên cứu còn giản đơn, chỉ phục vụ lợi ích phía sản xuất, chưa thể hiện đầy đủ các khía cạnh bảo đảm tính minh bạch, công bằng giữa sản xuất và tiêu dùng.

“Sự thiếu công bằng lớn nhất là ở chỗ biểu giá trong mọi tình huống đều đẩy trách nhiệm về phía người tiêu dùng. Vì sao phải bảo đảm giá bán lẻ bình quân 1.747 đồng/KWh trong khi tính minh bạch chưa được làm rõ? Vì sao lại đặt vấn đề dùng biện pháp giá hạn chế sử dụng điện đối với người tiêu dùng mà không áp dụng biện pháp giá để bắt buộc tiết kiệm đối với ngành điện và tổn thất truyền tải?” - ông Lâm đặt vấn đề.

Đồng tình với phương án biểu giá điện gồm 3-4 bậc nhưng GS Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, lưu ý thực tế hiện nay giá điện được Thủ tướng phê duyệt là do các đơn vị ở dưới trình lên nhưng nhiều yếu tố chưa rõ ràng. Bởi vậy, GS Thái yêu cầu các cơ quan xây dựng giá điện phải giải trình yếu tố nào hình thành giá, phương án trong thời gian tới cạnh tranh, tiết kiệm ra sao?

TS Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ:

Đừng “dọa” khách hàng!

EVN chỉ chiếm 55% nguồn điện nhưng lại nắm đầu ra; mà đầu ra là quyết định sản xuất, quyết định đầu tư. Chúng ta sẽ phải chấp nhận cuộc chơi này 5 hay 10 năm nữa? Tôi cho rằng cần nhanh chóng chấm dứt độc quyền của EVN. Không nên “dọa” người dân bằng việc thiếu điện, quá tải, sự cố bởi nó là sự vận động tự nhiên, cuộc sống luôn có sự cố!

Ông Đinh Thế Phúc, Phó Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực - Bộ Công Thương:

Đang nghiên cứu!

Trong các nước ASEAN, chỉ Philippines và Singapore có thị trường điện. Về ý kiến đầu vào minh bạch, Bộ Công Thương đã có trang web công khai các thông tin liên quan. Về việc giám sát ghi chỉ số công-tơ, hiện mới có 2/20 triệu khách hàng sử dụng công-tơ điện tử, còn lại là công-tơ cơ khí. Chúng tôi đã giao EVN có kế hoạch thay công-tơ điện tử. Về giá điện 2 thành phần, gồm giá công suất và giá điện năng, chúng tôi đang nghiên cứu. Còn thay đổi giá bán lẻ điện bình quân là việc khác.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo