xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

EVN phải tính lại giá điện

Thế Kha

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng những đánh giá, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đủ cơ sở để buộc EVN phải viết lại công thức tính giá điện

img
Cải tạo lưới điện hạ thế tại TPHCM. Ảnh: Tấn Thạnh
Ngày 19-7, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không tính toán, gộp những khoản tiền thu được liên quan đến sản xuất, kinh doanh điện như: thu về công suất phản kháng, cho thuê cột điện, thu từ thanh lý vật tư của sản xuất, kinh doanh điện và lãi từ hoạt động liên doanh tài chính… vào cơ cấu giá điện đã thể hiện một điều không bình thường (xem thêm bài “Mánh khóe tăng giá điện” trên Báo Người Lao Động ngày 19-7).

Cố tình làm sai?

Theo TS Nguyễn Minh Phong, đánh giá của ông Lê Minh Khái, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước, tại cuộc họp báo do cơ quan này tổ chức ngày 18-7 đã chứng tỏ mạnh mẽ việc EVN thực hiện sai quy định của Nhà nước và người đứng đầu EVN phải chịu trách nhiệm về việc này. Tại cuộc họp báo này, ông Lê Minh Khái cho rằng  EVN thu được khoảng 3.300 tỉ đồng từ các hoạt động nêu trên và lẽ ra theo quy chế quản lý tài chính hiện hành, khoản tiền này phải được tính vào cơ cấu giá điện. Chỉ riêng với số tiền đó, EVN lẽ ra đã có thể giảm ngay 34 đồng/KWh thay vì liên tục xin tăng giá điện như thời gian qua.

Theo chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan, có thể EVN đã cố tình không thực hiện việc cộng những khoản lãi thu được từ các hoạt động đầu tư vào cơ cấu giá điện. “Tôi nghĩ rằng phải có quy định về việc những khoản nào thì được hạch toán vào cơ cấu giá điện. Điều này chắc chắn EVN và cơ quan giám sát là Bộ Tài chính phải nắm rõ. Nếu có quy định về việc cộng những khoản thu được kể trên (3.300 tỉ đồng - PV) vào cơ cấu giá điện mà EVN lại không thực hiện thì trách nhiệm còn liên đới tới cả Bộ Tài chính” - bà Lan nhận định.

Bà Lan cho rằng những kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước rất đáng hoan nghênh và Chính phủ nên nghiên cứu để chỉ đạo Bộ Công Thương và EVN điều chỉnh, sửa đổi. “Không thể có chuyện lãi làm ra được thì tách riêng, còn tổn thất điện năng thì bắt người tiêu dùng gánh chịu” - bà Lan nói.

Công khai công thức tính giá điện

Theo TS Nguyễn Minh Phong, Chính phủ cần chỉ đạo EVN giải trình những vấn đề Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra và xem xét việc bóc tách những khoản thu đó có đúng pháp luật hay không. Đồng thời, EVN phải viết lại công thức tính giá điện và chỉ rõ những khoản chi phí liên quan sản xuất, truyền tải, phân phối, tiêu hao điện...

Trong khi đó, TS Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, cho biết ông đã rất nhiều lần kiến nghị phải công khai, minh bạch cách tính giá điện nhưng cả EVN và Bộ Công Thương đều không có phản hồi. “Những thông tin từ Kiểm toán Nhà nước cho thấy Chính phủ cần phải kiểm tra, giám sát xem còn có thêm những khoản thu nào khác mà EVN không cộng vào cơ cấu tính giá điện hay không?”- ông Doanh kiến nghị.

Bà Phạm Chi Lan mong muốn Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Chính phủ giám sát cơ cấu giá điện hiện nay vì mỗi lần xem xét điều chỉnh giá điện, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính mới chỉ căn cứ vào giá điện hiện hành và cơ cấu giá nguyên liệu đầu vào tăng lên hay những khó khăn mà EVN nêu ra. “Gần như ngành điện không chứng minh được nỗ lực của mình trong việc giảm giá điện. Lần nào cũng xin điều chỉnh tăng giá với lý do thiếu vốn đầu tư, nhập khẩu điện tăng, giá than lên…” - bà Lan băn khoăn.

TS Lê Đăng Doanh cũng bày tỏ một mong muốn khác: EVN cần sớm công khai lộ trình thoái vốn đầu tư ra ngoài ngành đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ thua lỗ và có những biện pháp nhằm giảm thất thoát điện năng. Tỉ lệ tổn thất điện năm 2010 là 10,15%, tăng 0,58% so với năm 2009, vẫn bị đánh giá là cao và người dân đang gánh cả những tổn thất điện năng đó cho EVN.

Bảo đảm cân đối lợi nhuận

Ngoài việc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương, EVN rà soát, bổ sung những khoản thu liên quan đến sản xuất kinh doanh điện vào hạch toán giảm giá thành điện, Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh việc giá giao điện nội bộ tại điều 7 “Giá bán buôn điện cho các tổng công ty điện lực” của Thông tư 08/2010 nhằm bảo đảm cân đối hợp lý lợi nhuận giữa khối phát điện, truyền tải điện và phân phối điện.

Theo bà Phạm Chi Lan, ngành điện đang trong lộ trình thị trường hóa nên phải minh bạch, điều chỉnh giá linh hoạt. Quy chế trong Thông tư 08 có thể phù hợp tại thời điểm đó nhưng đến giờ đã không còn phù hợp nên cần phải xem xét, điều chỉnh theo kiến nghị này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo