xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giá hàng Nhật Bản vẫn còn cao

Bài và ảnh: NGUYỄN HẢI

Hàng điện máy, điện tử nhập khẩu từ Nhật xuất hiện nhiều hơn trước, mẫu mã đẹp, tính năng vượt trội... nhưng giá nhiều loại hàng cao gần gấp đôi hàng sản xuất trong nước hoặc các nước trong khu vực

Sau khi hiệp định kinh tế giữa VN và Nhật Bản có hiệu lực (từ ngày 1-10- 2009) với 92% các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa 2 nước được miễn giảm thuế, nhiều người tiêu dùng VN hy vọng sẽ được mua các mặt hàng điện tử, điện máy nhập khẩu từ Nhật với giá dễ chịu hơn. Tuy nhiên, trên thực tế sau gần một tháng hiệp định này có hiệu lực, giá hàng từ Nhật vẫn chưa như mong đợi.


Giá cao chót vót


Tại các trung tâm, siêu thị điện máy ở TPHCM, hàng điện máy nhập khẩu từ Nhật đã nhiều hơn trước và được nhiều người tiêu dùng chú ý do có mẫu mã đẹp, tính năng vượt trội so với hàng sản xuất trong nước cũng như hàng lắp ráp tại Thái Lan, Singapore, Malaysia.

Tuy nhiên, giá loại hàng này còn khá cao so với sản phẩm cùng loại. Chẳng hạn nồi cơm điện hiệu Tiger của Nhật có giá bán từ 1,2 triệu- 2 triệu đồng/nồi (cao gấp đôi so với hàng sản xuất từ các nước Đông Nam Á và gấp 3, 4 lần so với hàng Trung Quốc).

img
Tivi led của Sony sản xuất tại Nhật hấp dẫn người tiêu dùng nhưng giá còn quá cao


Đây là loại nồi có tính năng hoạt động được điều khiển bằng mạch điện tử so với loại thông thường điều khiển bằng cơ. Máy ảnh kỹ thuật số hiệu Sony sản xuất tại Nhật có giá bán lên đến trên 12 triệu đồng/cái trong khi hàng cùng loại sản xuất từ Thái Lan giá chỉ có 4,5 triệu đồng... Một số sản phẩm khác giá cũng rất cao như máy quay phim Sony model HDR-SR10E có bộ nhớ trong lên đến 40 GB, màn hình cảm ứng, kỹ thuật full HD cho hình ảnh đẹp... nhưng giá bán lên đến 16 triệu đồng/cái.


Các mặt hàng tivi LCD, máy tính xách tay sản xuất từ Nhật cũng xuất hiện nhiều. Tivi Sony LCD đời Z 40 inch có giá bán khoảng 34 triệu đồng (hàng cùng loại sản xuất từ Thái Lan chỉ có 22 triệu đồng). Đặc biệt, tại thị trường TPHCM cũng đã xuất hiện loại tivi LED với nhiều tính năng vượt trội nhưng giá cũng “trên trời”. Chẳng hạn tivi LED 40 inch hiệu Sony chỉ mỏng 28 mm, kết nối không dây, sử dụng công nghệ đèn nền LED... giá bán lên đến 99,9 triệu đồng/cái.


Lộ trình giảm giá còn rất dài


Các trung tâm, siêu thị điện máy tại TPHCM đều cho biết dù được miễn giảm thuế nhưng hiện nay hàng điện tử, điện gia dụng từ Nhật Bản chưa được nhập về ồ ạt. Ông Tống Kim Ty, Phó Giám đốc Trung tâm Dân Sinh (Công ty CP TM-DV Bến Thành), giải thích nguyên nhân là do giá cả ở Nhật quá cao (ít nhất đắt gấp đôi so với hàng sản xuất trong nước), lại sử dụng toàn tiếng Nhật, nguồn điện 110 V nên giới kinh doanh không dám nhập nhiều vì sợ tiêu thụ chậm.


Ông Nguyễn Minh Thư, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Điện máy Thiên Hòa, cho biết cơ cấu hàng điện máy bán tại Thiên Hòa hiện nay là 85% hàng sản xuất trong nước, 15% là hàng nhập khẩu, trong đó hàng Nhật chỉ chiếm khoảng 3%- 5%. Cũng theo ông Thư, ở Nhật hiện nay không còn nhiều nhà máy sản xuất hàng điện tử như trước mà chỉ còn các trung tâm nghiên cứu để sản xuất ra các sản phẩm cao cấp. Do đó, các mặt hàng điện tử loại thông thường không có nhiều để xuất khẩu (trừ hàng tiêu thụ nội địa).


Ông Lê Hồng Xuân, Tổng Giám đốc chuỗi siêu thị điện máy Best Carring (siêu thị nhượng quyền từ Nhật), thông tin: Tỉ lệ hàng điện tử nhập khẩu bán tại Best Carring hiện cũng chỉ khoảng 15% (trong đó nhiều nhất là các mặt hàng như dàn máy, tivi LCD, nồi cơm điện và hàng điện lạnh), số còn lại đều là hàng trong nước sản xuất, lắp ráp. Siêu thị chưa thể nâng tỉ trọng hàng nhập lên vì giá cả còn khá cao, cũng như hàng sản xuất từ Nhật không phù hợp với người tiêu dùng tại VN do khí hậu khác nhau...


Theo giới kinh doanh hàng điện máy, điện tử, lộ trình cắt giảm thuế khá dài, từ 5- 10 năm, tùy theo chủng loại và mức thuế cắt giảm được thực hiện từng bước chứ không cắt giảm ngay cùng một lúc. Trong năm 2009, việc giảm thuế ở mức rất thấp nên chưa ảnh hưởng nhiều đến giá bán lẻ.

Ông Kimihiro Itoki, Tổng Giám đốc Sony Electronics VN, đưa ra ví dụ: Thuế suất mặt hàng tivi nhập khẩu từ Nhật lâu nay là 40%, từ ngày 1-10 còn 35,5% là vẫn còn rất cao (theo lộ trình, mức thuế mặt hàng này sẽ còn 0% vào năm 2017); mặt hàng máy quay phim, máy chụp hình kỹ thuật số mức thuế từ khoảng 10%, nay giảm còn 7,5% (theo lộ trình đến năm 2013 mới còn 0%)... Như vậy, phải nhiều năm nữa mới hy vọng giá hàng Nhật giảm mạnh được.

Hàng Thái đã bão hòa

Theo giới kinh doanh, hàng hóa nhập khẩu từ các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore những năm gần đây đã được hưởng thuế suất ưu đãi AFTA 0%- 5% nên dù được miễn giảm thêm cũng sẽ không có ý nghĩa nhiều. Vả lại giới nhập khẩu từ khu vực này lâu nay đã “định” giá hàng hóa nhập khẩu từ khu vực này với mức thấp nhất để được tính thuế có lợi nhất.

Vì vậy, cho dù sắp tới có được hưởng thuế suất bằng 0% theo thỏa thuận mới đây thì nguồn hàng nhập khẩu từ Thái cũng không thể về ồ ạt vì hiện giá cả, sức tiêu thụ đã bão hòa.


Nhiều trung tâm điện máy nhận xét: Các hãng điện tử nổi tiếng có mặt tại VN và cũng đã có mặt ở Thái nên khi điều phối hàng hóa đi từ nước này đến nước khác đều thường phải có “chỉ đạo” từ hãng điện tử “mẹ” nên giá cả sẽ không biến động nhiều để không ảnh hưởng đến các công ty con khác.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo