xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giá khó giảm theo xăng dầu

NGUYỄN HẢI - ĐÔNG NGHI

Giá xăng dầu liên tục giảm, trong khi đó, giá nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khó có khả năng giảm theo. Vì sao?

Ngày 2-7, giá xăng dầu giảm thêm từ 200 - 600 đồng/lít. Như vậy, chỉ trong 3 tháng, giá xăng đã giảm 5 lần liên tiếp với tổng mức giảm là 3.200 đồng/lít, tương đương giảm gần 15%. Thế nhưng, giá nhiều loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt theo giá xăng.

Cước vận tải khó xuống

Sau khi giá xăng giảm, ngày 2-7, các công ty vận tải hàng hóa, du lịch, taxi cho biết vẫn chưa đủ yếu tố để giảm cước.

Vào đầu năm, giá xăng dầu tăng khá cao. Sau 2 lần, giá xăng tăng 3.000 đồng/lít, dầu tăng 1.500 đồng/lít. Ngay lúc đó, ngành vận tải tăng cước đáng kể, bình quân từ 5% - 7%, trong đó giá cho thuê xe du lịch tăng từ 10%- 15%. Tuy nhiên, hiện nay khi giá xăng dầu giảm, các hãng vận tải hàng hóa, taxi lại chưa chịu giảm về mức cước hồi đầu năm.

Bà Tăng Thu Hiền, chủ một doanh nghiệp vận tải du lịch tại TPHCM, cho biết giá cho thuê xe du lịch tăng chỉ có phần nhỏ là ảnh hưởng giá xăng dầu, phần lớn là do hầu hết các chi phí khác đều tăng, trong đó giá vật tư ô tô tăng khá cao.

Gần đây, một số hãng vận tải có giảm cước nhưng mức giảm khá thấp so với mức tăng trước đó. Cụ thể, trước đây, các hãng taxi đã tăng cước từ 1.000 - 1.500 đồng/km nhưng mãi đến giữa tháng 6 vừa qua, chỉ có hai hãng taxi Vinasun và Mai Linh là có giảm cước nhưng cũng chỉ giảm từ 200 - 500 đồng/km. Về việc giảm cước taxi, phần lớn các hãng chỉ cho biết là đang tính toán lại giá thành.
img
Giá xăng dầu giảm liên tục song giá cước vận tải hàng hóa vẫn chưa giảm. Ảnh: HỒNG THÚY
Theo những doanh nghiệp này, xăng chỉ chiếm khoảng 30% giá thành, trong khi nhiều chi phí khác (lãi suất ngân hàng, khấu hao, lương, vật tư…) đều tăng. Vì vậy, cước taxi khó có khả năng giảm. Các hãng taxi cho rằng với mức cước hiện nay, các hãng vẫn đang gặp nhiều khó khăn, nếu “ép” phải giảm thì mức giảm cũng chỉ khoảng 500 đồng/km.
Ông Phan Hoàng Chi, Giám đốc Công ty Vận tải Tâm An (TPHCM), cho biết rất khó giảm giá cước vận tải. Thị trường vận tải đang ế ẩm, doanh số của doanh nghiệp này đã giảm đến 50% so với cùng kỳ năm trước.
Nếu giảm cước, doanh nghiệp sẽ “chết”. Còn theo ông Lương Hoàng Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TPHCM, đợt giảm giá dầu 700 đồng/lít trước đây, nhiều doanh nghiệp vận tải đã giảm cước khoảng 1%- 2%. Còn đợt giảm giá dầu lần này quá ít (200 đồng/lít), tức chưa tới mức 5% nên doanh nghiệp chưa thể giảm cước thêm được nữa.

Hàng hóa chưa tăng giá tương xứng (?)

Khảo sát tại các chợ, trừ một số loại rau củ Đà Lạt tăng giá 1.000 – 3.000 đồng/kg do hút hàng, một số loại cá biển cũng tăng vài ngàn đồng/kg (cá biệt cá thu tăng 30.000 đồng/kg, cá chẽm tăng 10.000 - 20.000 đồng/kg), còn phần lớn các mặt hàng khác đều không có biến động về giá.

Bà Lê Thanh Hà, Phó Giám đốc Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ đầu mối Thủ Đức, cho hay hiện lượng hàng về chợ dồi dào, lên đến 3.800 – 4.000 tấn/đêm cộng với sức mua giảm nên từ đầu năm đến nay, giá hàng hóa ít có biến động. Bà Hà cho biết giá xăng dầu không ảnh hưởng nhiều đến giá hàng hóa tại chợ đầu mối.
Với mức giảm giá xăng mới đây, mỗi xe tải 10 tấn về chợ đầu mối chỉ giảm chi phí vận chuyển khoảng 200.000 đồng. Trong khi đó, nhiều chi phí đầu vào khác tăng nên tiểu thương cố giữ giá để bán được hàng.

Ông Nguyễn Đăng Phú, Phó Giám đốc chợ đầu mối Bình Điền, cho hay tính từ giữa năm 2011 đến nay, nhiều đợt tăng giá điện, nước, xăng dầu nhưng giá hàng hóa tại chợ lại tăng không tương xứng do sức mua ở chợ thời gian qua khá yếu. Nay giá xăng dầu giảm, giá hàng hóa không giảm hoặc giảm không đáng kể cũng là điều dễ hiểu.

Trong khi đó, tại các chợ lẻ, giá hầu hết các mặt hàng vẫn đang “bình ổn” sau khi giá xăng dầu giảm thêm. Đại diện một số siêu thị cũng cho biết chưa nhận được thông báo giảm giá nào từ nhà cung cấp.

Bất hợp lý giá hàng ăn uống

Hơn 2 tháng qua, lượng hàng dồi dào, sức mua yếu nên giá nhiều loại lương thực, thực phẩm thiết yếu giảm nhẹ. Trong tháng 6 vừa qua, chỉ số tiêu dùng nhóm hàng lương thực giảm gần 0,51% so với tháng 5 và giảm 2,53% so với đầu năm.
Nhóm hàng thực phẩm cũng giảm 0,3% so với tháng trước; trong đó nhóm thịt heo giảm đến 2,18%, gia cầm tươi sống giảm 0,94%, thịt chế biến giảm 0,63%... Chỉ số giá một số mặt hàng khác trong “rổ hàng hóa” tính chỉ số tiêu dùng cũng có xu hướng giảm nhẹ.
Mặc dù vậy, nhóm hàng ăn uống ngoài gia đình vẫn tăng đều từ đầu năm đến nay. Tính đến hết tháng 6, nhóm hàng ăn uống ngoài gia đình đã tăng 5,85% so với tháng 12-2011.
Theo một cán bộ của Sở Công Thương TPHCM, mức tăng này là bất thường khi chỉ số giá chung của TPHCM 6 tháng đầu năm chỉ tăng nhẹ, thậm chí trong tháng 6 còn giảm.
Đặc biệt, 3 tháng trở lại đây giá xăng dầu, nguyên liệu đầu vào cho hàng ăn uống đều giảm.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo