Ghi nhận này không có giá trị định hướng cho hoạt động kinh doanh vàng bởi như nhiều chuyên gia nhận định: Giá vàng năm qua chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn định và hình như đã vượt ra khỏi mọi dự đoán. Chẳng hạn như trong hơn nửa năm trời khi giá vàng trên thế giới tăng thì giá vàng trong nước đứng yên, thậm chí giảm. Các chỉ số thống kê cho thấy giá vàng tháng l tăng 5,5%, tháng 2 tăng 4,4%, tháng 3 giảm 1,2% tháng 4 giảm thêm 3,1%, tháng 5 và 6 vàng lại tăng giá, nhưng tháng 7 lại giảm xuống để rồi từ tháng 8 -2003 đến giữa tháng l - 2004 vàng tăng giá liên tục.
Vàng lên xuống thất thường như vậy nhưng tình hình kinh tế xã hội vẫn không có gì xáo trộn như 15 năm trước đây, mỗi lần giá vàng tăng cao là người ta đổ xô mua, làm giàu cho giới đầu cơ, không chỉ tác động tiêu cực đến giới làm ăn mà thậm chí gây
hoang mang cho cả những người chưa bao giờ sở hữu được một lượng vàng. Vào thời kỳ ấy vàng và đô la là thước đo của sự giàu có, không phải như bây giờ đã có nhiều loại thước đo khác chẳng hạn như đất đai, nhà cửa, cơ ngơi làm ăn, cổ phần trong các công ty và cả những khoản tiền lớn trong các tài khoản tiết kiệm bằng tiền đồng.
Tuy nhiên vàng vẫn còn được xem là phương tiện thanh toán có giá trị nhất trên thị trường địa ốc, do đó vàng lên giá đến mức chóng mặt trong hai tháng cuối năm 2003 cũng là lúc thị trường này lắng đọng.
Như vậy rõ ràng vàng trong nước tăng không phải hoàn toàn do cung cầu mà chủ yếu là do giá vàng thế giới tăng. Trong vòng 25 năm trở lại đây, thị trường thế giới ghi nhận nhiều cơn đột biến giá vàng mà đỉnh điểm là vào năm 1980, giá vàng tại Luân Đôn (là thị trường chuẩn mực cho thế giới) lên đến 850 USD/ounce. Rồi cũng ở thị trường Luân Đôn, cuối năm 1997 giá vàng xuống đến mức thấp nhất là 246 USD/ounce, do quá nhiều ngân hàng trung ương của các quốc gia trên thế giới đồng loạt bán vàng dự trữ khiến mức cung tăng cao. Chính vì vậy mà vào thời kỳ ấy, thế giới chứng kiến một sự chao đảo của các tập đoàn khai thác và kinh doanh vàng, nhiều mỏ vàng ở
Thế rồi năm 2003 giá vàng thế giới làm cuộc nhảy vọt mà đỉnh cao đầu tiên là vào ngày 25-9 đã lên đến 392,3 USD/ounce, để rồi lên đến cuối tháng xuống còn 381 USD/ounce. Mấy tháng tiếp sau là các đợt tăng giá đều đặn cho đến giữa tháng l l lên đến 395 USD cùng với những dự đoán của giới tài chính là vàng sẽ lên đến 400 USD vào đầu năm 2004. Thế mà thực tế giữa tháng l- 2004 đã vượt trên cả con số này.
Giải thích về sự kiện giá vàng thế giới tăng cao, các nhà phân tích cho rằng do nhiều nguyên nhân. Trước tiên là vào cuối năm 2002 thị trường chứng khoán Trung Quốc sau cơn dịch SARS đã mở cửa trở lại làm tăng nhu cầu vàng. Giá vàng cũng tăng thêm khi Chính phủ Malaysia dự kiến đưa đồng tiền vàng ra lưu thông, do đó cần đến từ 300 – 800 tấn vàng như một bảo đảm cho đồng tiền của họ không bị lệ thuộc đồng USD. Lý do thứ hai được nói đến là nhu cầu mua vàng trang sức tại châu Âu trong mùa Giáng sinh và tại châu Á trong mùa cưới tăng mạnh. Tuy vậy, theo các nhà phân tích thì hai nguyên nhân chủ yếu làm tăng giá vàng là: 1. Đồng USD đang xuống giá nên các ngân hàng trung ương - nhất là ở châu Á - đang mua thêm vàng để thay thế khối dự trữ ngoại tệ của họ và 2. Do tình hình quốc tế căng thẳng, đặc biệt là tình hình
Vậy tại sao USD xuống giá thì vàng lại lên giá? ĐồngUSD mất giá so với các đồng tiền mạnh khác thường đi đôi với hiện tượng tăng giá vàng và ngược lại vì mấy lý do sau đây:
- Từ thập niên 60 của thế kỷ trước, khi vàng có vai trò đặc biệt trong hệ thống tiền tệ quốc tế thì nó được xem là phương tiện chủ yếu trong việc đầu tư lẫn đầu cơ cạnh tranh với đồng USD. Kể từ đó sự tăng giá ở thị trường vàng sẽ tạo ra áp lực hạ giá thị trường USD và ngược lại.
Hiệp hội Vàng Thế giới đã từng làm một cuộc khảo sát giá vàng và giá USD từ tháng l l - 1978 đến tháng 4 - 1986 và ghi nhận được 62,5% trường hợp giá vàng và giá USD biến đổi ngược chiều, 37,5% trường hợp giá vàng và giá USD biến đổi cùng chiều. Điều này cho thấy tác động ngược chiều giữa giá vàng và giá USD vẫn là chủ yếu.
- Trong khi đó Trung Đông là một khu vực mà người dân lẫn nhà nước đều thích dự trữ tài sản bằng vàng, vì vậy việc bán dầu của họ cũng gắn liền với việc mua vàng trên thị trường thế giới. Thực tế cho thấy nguồn cung về dầu và nguồn cung về vàng ở khu vực trên đều có khối lượng lớn và chi phối giá cả hai loại hàng hóa này. Với tình hình khủng hoảng chính trị ở Trung Đông diễn ra ngày càng căng thẳng như hiện nay thì giá vàng sẽ nhạy cảm tăng lên.
- Mặt khác tình hình Trung Đông hiện nay khiến nguồn thu về dầu hỏa của Mỹ giảm mạnh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của đồng đô la. Mà khi USD xuống giá thì giá vàng lại tăng.
Vậy liệu khi nào giá vàng trở lại với mức bình ổn? Thật ra việc dự đoán giá vàng thường gặp nhiều khó khăn và ít khi có được kết quả chính xác vì mấy lý do:
- Trong các yếu tố hình thành giá vàng, người ta không có cách nào để biết chính xác số lượng trao đổi trên thị trường thế giới. Không hề có một cơ quan nào tập trung đầy đủ các lệnh mua (số cầu) và các lệnh bán (số cung) của các thị trường toàn cầu. Đó là chưa kể một số phương thức giao dịch vàng có khi được giữ kín.
- Giá vàng thường chịu tác động của quá nhiều nhân tố đa dạng và phức tạp như tình hình lạm phát, lãi suất tỉ giá ngoại hối thay đổi và các nhân tố này thường đan chen với nhau. Điều này giải thích tại sao trong khi giá vàng thế giới tăng cao thì một thời gian khá dài giá vàng ở nước ta thấp hơn mức tương ứng giá thế giới (tỉ giá đồng USD chỉ tăng l,9% so với đồng Việt Nam trong năm 2003 trong khi trên các thị trường khác đồng tiền này lại mất giá).
- Thị trường vàng hiện nay - cũng như thị trường chứng khoán tất cả các thông tin đều được tiếp thu nhanh chóng và tác động ngay vào giá cả. Do vậy khi các biến cố bất ngờ diễn ra thường xuyên (như tình hình thế giới trong năm qua) thì quả thật việc dự báo giá vàng cũng như chuyện... xem bói. Chính vì vậy mà thời gian dự báo càng dài thì độ sai lệch càng lớn.
Điều người ta lo ngại không phải là việc vàng tăng giá mà là mức tăng giá quá cao và tốc độ tăng giá quá nhanh khiến nhiều nền kinh tế bị xáo trộn. Cho đến nay nhiều nhà phân tích cho rằng hai nhân tố có khả năng kìm hãm và đưa giá vàng xuống thấp là khi nền kinh tế Mỹ phục hồi và thị trường dầu hỏa không còn chịu tác động của tình hình chính trị - trong đó có nạn khủng bố.
Bình luận (0)