Một số doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu cho biết đang chờ “giờ G” để phát lệnh tăng giá. Tính từ đợt tăng giá xăng dầu gần đây nhất là ngày 1-8 đến nay, đã đủ thời gian cho một đợt điều chỉnh giá mới theo biến động của giá cơ sở vì theo Nghị định 84, thời gian tối thiểu cho mỗi đợt tăng giá là cách nhau 10 ngày.
Doanh nghiệp xăng dầu chỉ tính có lợi cho mình
Đại diện một doanh nghiệp đầu mối phía Nam cho biết nếu tính theo giá nhập khẩu 30 ngày, doanh nghiệp này đang bán thấp hơn giá cơ sở khoảng 1.000 đồng/lít xăng A92, 800 đồng/lít dầu hỏa, 700 đồng/lít dầu diesel và 600 đồng/kg mazut. Nhưng tính theo giá nhập khẩu 10 ngày, doanh nghiệp đang lỗ nặng vì mỗi lít xăng A92 đang bán thấp hơn giá cơ sở từ 1.700 - 1.800 đồng, dầu diesel thấp hơn 1.000 - 1.100 đồng.
Viện nhiều lý do
Theo các doanh nghiệp nhập khẩu, trong tháng 7, giá xăng dầu thế giới bình quân là 110 - 117 USD/thùng nhưng tính đến ngày 8-8 đã tăng lên xấp xỉ 128 USD/thùng. Cụ thể, giá xăng dầu thành phẩm tại thị trường Singapore ngày 8-8 như sau: xăng A92 là 124,68 USD/thùng, dầu diesel 0,05S 128,7 UUSD/thùng, dầu hỏa là 127,44 USD/thùng, dầu mazut là 670,9 USD/tấn.
Đến chiều 8-8, một số doanh nghiệp xác nhận đã dự kiến mức tăng giá cụ thể và gửi thông báo đến Bộ Tài chính. Thời điểm tăng giá và mức tăng không được tiết lộ nhưng với diễn biến đầu vào như trên, dự báo mức tăng sẽ không “nhỏ giọt”. Theo quy định, các doanh nghiệp được tăng giá trong phạm vi 7%, tương đương khoảng 1.500 đồng/lít xăng mà không cần xin phép.
Một vài doanh nghiệp lo ngại khi tìm nguồn nhập khẩu mới từ Hàn Quốc, Malaysia…, chi phí có thể tăng lên do phải chi ngoại tệ, vận chuyển xa hơn và không loại trừ khả năng bị ép giá nếu nhập khẩu theo hợp đồng giao ngay. Trong điều kiện giá xăng dầu thế giới ổn định, tỉ giá không biến động thì chi phí mua hàng từ Dung Quất hay từ nước ngoài là tương đương. Nhưng trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới tăng như hiện nay, các doanh nghiệp cho biết sẽ chịu thêm nhiều bất lợi.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng Giám đốc Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, đơn vị quản lý Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, khẳng định: “Việc tạm ngưng hoạt động của nhà máy trong vòng 1 tuần sẽ không ảnh hưởng đến việc cung ứng xăng dầu trên thị trường vì hiện nay nhà máy chỉ mới sản xuất khoảng 100.000 tấn sản phẩm các loại (xăng dầu, khí hóa lỏng, xăng máy bay…)”.
Tăng nhiều hơn giảm Từ đầu năm đến nay, mặt hàng xăng dầu đã có 9 lần điều chỉnh giá với 4 lần tăng và 5 lần giảm. Trong đó, giá xăng tăng tổng cộng 4.300 đồng/lít và giảm tổng cộng 3.200 đồng/lít.
Kể từ khi được trao quyền tự định giá trong phạm vi cho phép theo Nghị định 84, doanh nghiệp xăng dầu đã có 2 lần tăng giá, 1 lần giảm giá. |
Bình luận (0)