xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giảm mạnh lãi suất điều hành

TÔ HÀ - PHƯƠNG NHUNG

Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn, Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định cắt giảm các loại lãi suất điều hành; kêu gọi ngân hàng thương mại đưa lãi suất các khoản vay cũ về dưới 13%

Ngày 10-5 tại Hà Nội, Ngân hàng (NH) Nhà nước đã tổ chức họp báo về việc tiếp tục cắt giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) vay vốn tín dụng. Theo đó, các lãi suất chủ chốt đều giảm, riêng trần lãi suất huy động vẫn giữ nguyên mức 7,5%.

img
Dù các ngân hàng vừa giảm mạnh lãi suất tiết kiệm nhưng lượng vốn huy động vẫn không bị ảnh hưởng. Ảnh: HỒNG THÚY

Lãi suất chủ chốt giảm 1%

Phó Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết sau 4 tháng kiểm soát lạm phát có dấu hiệu tích cực, chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ, thanh khoản của hệ thống NH được cải thiện, thị trường tiền tệ ổn định. Nhưng các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN vẫn gặp nhiều khó khăn, sức mua thị trường thấp, đầu ra cho sản phẩm và hàng tồn kho cao.
Vì vậy, NH Nhà nước quyết định giảm thêm 1% đối với các mức lãi suất chủ chốt và lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với 5 lĩnh vực ưu tiên. Như vậy, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 8% xuống 7%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 6% xuống 5%/năm, lãi suất cho vay qua đêm giảm từ 9% xuống 8%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế gồm công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp nông thôn, DN nhỏ và vừa giảm từ 11%/năm xuống 10%/năm. Các quyết định có hiệu lực từ ngày 13-5.
Theo nhận định của NH Nhà nước, việc giảm lãi suất điều hành sẽ có tác động tích cực tới các lãi suất tín dụng nhằm thực hiện các chỉ tiêu vĩ mô của Chính phủ. NH Nhà nước cũng cho biết Thống đốc Nguyễn Văn Bình kêu gọi các NH thương mại đưa lãi suất các khoản vay cũ về dưới 13%.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NH Nhà nước, cho biết hiện nay, tỉ trọng các khoản vay lãi suất trên 15%, chiếm 14% tổng dư nợ và Thống đốc kêu gọi tiếp tục giảm về 13% theo ý kiến của cộng đồng DN. “Khi giảm lãi suất cho vay về 13%/năm, hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận NH sẽ giảm nhưng có tác động tích cực tới nền kinh tế” - bà Hồng nói.

Không bỏ trần lãi suất

Đáng lưu ý là trong đợt cắt giảm lãi suất lần này, riêng trần lãi suất huy động vẫn giữ ở mức 7,5%/năm. Lý giải việc không giảm trần lãi suất, bà Nguyễn Thị Hồng cho biết lạm phát năm nay dự kiến là 6,5%-7% nên trần lãi suất 7,5% là phù hợp và bảo đảm lợi ích của người gửi tiền. Các NH thương mại cũng nhìn nhận trần lãi suất đã trở về mức của năm 2004-2007. Nhiều NH hạ lãi suất xuống dưới 7,5%/năm nhưng vẫn huy động được tiền gửi, thể hiện niềm tin của người dân vào các NH đó.

Trước các thông tin đồn đoán về khả năng bỏ trần lãi suất huy động, bà Hồng khẳng định: Theo dõi diễn biến thị trường trong toàn hệ thống, thanh khoản có cải thiện và dư thừa, các NH thương mại đã chủ động giảm lãi suất huy động thấp hơn mức trần. Tuy nhiên, vẫn còn một số NH thanh khoản không tốt. Nếu bỏ trần, các NH này có khả năng tăng lãi suất huy động đẩy lãi suất cho vay tăng cao. Khi đó, thị trường sẽ xáo trộn, có thể làm chậm quá trình tháo gỡ khó khăn trong vay vốn tín dụng của các DN.

Đón trước chủ trương giảm lãi suất, trong tuần qua, cả 4 NH thương mại Nhà nước và Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối đã đồng loạt giảm lãi suất huy động xuống mức 5%-7%/năm. Tại cuộc họp báo, đại diện 4 NH này đều cho biết bước điều chỉnh giảm 1% lãi suất chủ chốt của NH Nhà nước là không nhỏ.
Các NH sẽ thực hiện giảm lãi suất các khoản vay cũ trên 15%/năm xuống 13%/năm. Đại diện Agribank cho biết lãi suất cho vay 13%-15% của NH này hiện chiếm 40% tổng dư nợ và sẽ quyết định giảm xuống 13%. Nếu DN trả gốc và lãi sẽ được giảm lãi suất mạnh hơn.

Nên lập Ủy ban Phòng chống phá sản

Dù lãi suất hiện không phải là yếu tố hàng đầu nhưng theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân, chuyên gia kinh tế, việc giảm thêm lãi suất sẽ là cơ sở cho các DN nhanh chóng tiếp cận vốn nếu trong thời gian tới sức mua trên thị trường được cải thiện, nợ xấu và hàng tồn kho từng bước được giải quyết. “Tuy nhiên, để tháo gỡ mọi vấn đề liên quan đến những khó khăn của DN, Chính phủ không nên tập trung quá nhiều vào lãi suất mà cần thành lập Ủy ban Phòng chống phá sản vì chỉ trong 3 tháng đầu năm 2013 đã có 15.300 DN phá sản và nhiều khả năng ngày càng lan rộng” - ông Ngân đề xuất.
Thy Thơ
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo