Dù cơ quan chức năng đã áp dụng nhiều biện pháp hành chính “siết” lại thị trường ngoại tệ, trong đó có việc cấm niêm yết hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ, thế nhưng tình trạng giao dịch bằng USD vẫn đang diễn ra khá phổ biến.
Tràn lan niêm yết giá bằng USD
Nhan nhản quảng cáo hàng hóa, dịch vụ bằng USD
Bước qua thẩm mỹ viện C., cũng trên con đường này (cách cửa hàng máy tính không xa), hỏi về chi phí phẫu thuật nâng ngực, nhân viên tư vấn cho hay: Chi phí một lần phẫu thuật đặt túi silicon giá từ 1.900 - 2.700 USD, tùy loại...
Không chỉ hàng hóa mà nhiều loại dịch vụ cũng đang niêm yết giá bằng USD. Công ty du lịch S.T chi nhánh trên đường Phạm Ngũ Lão, quận 1 - TPHCM in tấm quảng cáo các tour du lịch đi Campuchia với giá được niêm yết bằng USD bên cạnh tiếng Việt. Dòng chữ “Khám phá Angkor không lo về giá, tour 4 ngày 3 đêm, khách sạn NagaWorld, 198 USD/người (4.257.000 đồng)” được treo ngay trước công ty. Một công ty du lịch khác đăng quảng cáo tour du lịch 5 ngày ở Singapore - Malaysia - Thái Lan giá 509 USD/tour (tương đương 10,6 triệu đồng).
Chị Phương, nhà ở quận 10 - TPHCM, kể chị đến Trung tâm Ngoại ngữ T.Đ, trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 10 - TPHCM hỏi đăng ký học Anh văn cho cậu con trai. Nhân viên ở trung tâm đưa cho chị tờ rơi với phần học phí được niêm yết hoàn toàn bằng USD. “Khóa học 24 tuần, học phí là 385 USD, còn khóa học mùa hè sẽ là 650 USD/khóa. Chị có thể trả bằng tiền đồng hoặc USD” - cô nhân viên cho biết.
Tương tự, rất nhiều trang web môi giới, giao dịch bất động sản, mua bán ô tô... cũng niêm yết giá mua bán, cho thuê bằng ngoại tệ. Liên lạc với anh Sơn, nhân viên môi giới bất động sản, hỏi thuê tòa nhà trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1-TPHCM, anh này cho biết giá thuê là 6.000 USD/tháng. “Trả tiền nhà bằng USD hoặc tiền đồng đều được. Nếu trả tiền đồng, chúng tôi sẽ quy theo tỉ giá của Vietcombank tại thời điểm thanh toán ” - anh này nói...
Phạt nặng vẫn chưa sợ
Trong văn bản của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hướng dẫn về thực thi Pháp lệnh Ngoại hối mới đây, không những cấm niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ mà việc niêm yết song song (bằng cả VNĐ và ngoại tệ) cũng là vi phạm quy định và vẫn bị xử phạt. Thế nhưng, tình trạng vi phạm vẫn đang rất phổ biến.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TPHCM, cho biết: Từ đầu năm 2011 đến nay, chi nhánh đã phối hợp với các đơn vị như QLTT, Công an TP xử phạt 27 trường hợp niêm yết giá bằng ngoại tệ với mức phạt 25 triệu đồng/lần vi phạm. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm vẫn còn xảy ra khá phổ biến ở nhiều lĩnh vực. “Ngay các cửa hàng bán đồng hồ, quần áo nằm bên trong khuôn viên một số siêu thị lớn ở TPHCM cũng có hiện tượng niêm yết, mua bán hàng hóa bằng USD” - ông Minh thừa nhận.
Lãnh đạo NHNN Chi nhánh TPHCM cho biết công tác kiểm tra xử lý các vi phạm về niêm yết hàng hóa, dịch vụ bằng USD được các đơn vị như chi cục QLTT, công an, NHNN thực hiện. Việc kiểm tra được phân cấp giữa các đơn vị và NHNN Chi nhánh TPHCM làm đầu mối. “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiến hành thêm các đợt kiểm tra đột xuất các vi phạm trên” - ông Minh cho biết.
Ảnh hưởng quyền lợi của người tiêu dùng Chuyên gia kinh tế, TS Đinh Thế Hiển nhận định ngoài yếu tố tâm lý do lo sợ hàng hóa mất giá phải niêm yết bằng USD còn có yếu tố “thích” dùng tiền ngoại của người Việt. Không ít người bán hàng đánh vào tâm lý khách hàng khi niêm yết bằng USD để cho thấy hàng hóa cao cấp...
Nhiều ý kiến cho rằng trong một số lĩnh vực, trong đó có bất động sản, niêm yết bằng USD, người bán sẽ có lợi hơn. Việc niêm yết, ký hợp đồng mua bán bằng ngoại tệ không những vi phạm quy định pháp luật về quản lý ngoại hối mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng. |
Bình luận (0)