Ở Bình Dương, thời cực thịnh có trên 500 cơ sở lớn nhỏ làm gốm sứ. Nhưng trên thực tế, do tốc độ phát triển công nghiệp và sự khắc nghiệt của thị trường, hiện chỉ còn khoảng 120 doanh nghiệp tồn tại với nghề. Trong đó có khoảng 20 - 30 doanh nghiệp xuất khẩu, chiếm khoảng 70% – 80% kim ngạch xuất khẩu gốm sứ trên cả nước. Trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, đã có rất nhiều làng nghề, nghệ nhân cống hiến cả đời tâm huyết để tạo nên một nghề truyền thống lâu năm và phát triển như bây giờ. Mỗi chủ lò là một nghệ nhân, người nắm giữ cả kho kinh nghiệm và những bí quyết gia truyền. Làng nghề gốm thuộc ấp 1, xã Tương Bình Hiệp, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương là một nơi như thế. Khu vực này có khoảng 10 lò gốm đỏ lửa ngày đêm.
“Trước nguy cơ mai một dần các làng nghề gốm sứ, làm sao để thay đổi cho phù hợp với thị trường để “nuôi” sống được người làm nghề, “giữ lửa” tâm huyết để họ tiếp tục gìn giữ nghề. Đó là một vấn đề đặt ra cho địa phương trong việc gìn giữ và thúc đẩy nghề truyền thống này” – Ông Đỗ Khắc Điệp, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Bình Dương, trăn trở. |
Quảng bá thương hiệu gốm sứ VN Festival Gốm sứ VN - Bình Dương 2010 sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 9-9 tại thị xã Thủ Dầu Một - Bình Dương. Có 22 làng nghề, 50 doanh nghiệp cả nước tham dự. Các nghệ nhân ở các làng nghề và các doanh nghiệp sẽ đem đến cho festival gốm sứ những sản phẩm độc đáo ấn tượng.
Đó là những tác phẩm “Lu Thiên Địa” có kích thước khổng lồ của DNTN Trung Thành, “Quốc Bình Thăng Long” của Công ty Cường Phát, “Bình gốm Bàu Trúc” của làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận), “bộ đèn gốm Thanh Hà” của làng gốm Thanh Hà (Quảng Nam). Đặc biệt có những tác phẩm độc đáo đặc sắc như “Cúp Hồn Việt”, “Cúp Sen Vàng” và “Chén Ngọc Văn Lang” của Công ty
H.Thúy |
Bình luận (0)