xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giữ niềm tin cho sản phẩm hữu cơ

Bài và ảnh: NGỌC ÁNH

Để người tiêu dùng không quay lưng với sản phẩm hữu cơ, cách duy nhất là doanh nghiệp phải làm thật và nhà nước thực hiện tốt vai trò kiểm soát

Việt Nam ban hành tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ từ cuối năm 2017 nhưng đến nay, việc triển khai khá chậm. Hiện chưa có đầu mối công bố thông tin các tổ chức được chỉ định đánh giá cấp chứng nhận và danh sách các tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận hữu cơ.

Tránh "vết xe đổ" VietGAP

Đại diện một doanh nghiệp (DN) có trang trại rau củ quả hữu cơ theo tiêu chuẩn Mỹ, châu Âu (EU) cho biết vẫn tiếp tục theo đuổi các chuẩn quốc tế như một sự "bảo hiểm rủi ro" và hỗ trợ phát triển thương hiệu. "Chúng tôi đang chờ xem thực tế của chuẩn hữu cơ Việt Nam được người tiêu dùng đón nhận thế nào, nếu thương hiệu tốt sẽ chuyển sang chứng nhận này để giảm chi phí" - đại diện DN bày tỏ.

Nêu dẫn chứng là chuối của công ty mình xuất khẩu sang Nhật chỉ áp dụng quy trình VietGAP và thêm một số tiêu chuẩn của Nhật, nghĩa là nếu làm đúng theo tiêu chuẩn VietGAP đã đủ điều kiện về an toàn, chất lượng, ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An - Mỹ Bình (Long An), cho biết về an toàn thực phẩm, bộ tiêu chuẩn VietGAP không thấp hơn GlobalGAP (tiêu chuẩn toàn cầu thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) nhưng bị mất uy tín do nhiều nơi làm để đối phó và có sự gian lận trong khâu thương mại.

Giữ niềm tin cho sản phẩm hữu cơ - Ảnh 1.

Happy Vegi là một trong những doanh nghiệp đầu tiên được cấp chứng nhận hữu cơ chuẩn Việt Nam

Theo ông Huy, việc kiểm soát không chặt và kiểu làm ăn gian dối, đối phó đã làm hại thương hiệu tiêu chuẩn VietGAP. Gần đây là sản phẩm hữu cơ. Để không rơi vào vết xe đổ của VietGAP, cần phải giữ uy tín nhằm xây dựng thương hiệu cho chuẩn hữu cơ Việt Nam. "Tại Việt Nam, giá sản phẩm hữu cơ đang cao hơn hàng thông thường 2-5 lần nên thu hút nhiều người tham gia song cũng kích thích sự gian lận. Ở Nhật, giá chuối hữu cơ chỉ cao hơn sản phẩm của tôi 1,3-1,4 lần. Mức giá này công bằng hơn với người tiêu dùng. Hiện tại, giá thành trồng trọt hữu cơ không quá cao, chất lượng tốt nhưng mẫu mã không đẹp. Nếu người trồng có tâm, người tiêu dùng có hiểu biết, chấp nhận điều này sẽ giúp giảm bớt tỉ lệ hàng bị loại bỏ do mẫu mã xấu thì giá bán sẽ về mức hợp lý hơn" - ông Huy nói.

Phải làm thật

Trong khi các DN lớn vẫn đang dựa vào tiêu chuẩn của nước ngoài để xây dựng và khẳng định thương hiệu thì DN quy mô nhỏ đang rất hồ hởi với bộ chuẩn của Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Quỳnh Viên, Giám đốc bộ phận sản xuất Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Hương Đất (Happy Vegi), cho biết công ty đang sản xuất trên diện tích 5.000 m2 nên không thể chi hơn 100 triệu đồng/năm để lấy chứng nhận của Mỹ, EU như các trang trại lớn. Tháng 10-2018, Happy Vegi được Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng TQC cấp chứng nhận sản phẩm hữu cơ (rau củ quả) chuẩn Việt Nam với chi phí khoảng 10 triệu đồng/năm.

"Không những chi phí mà các tiêu chí đánh giá cũng phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Chẳng hạn, chuẩn nước ngoài thường yêu cầu sử dụng phân có chứng nhận hữu cơ (chủ yếu là hàng nhập khẩu giá cao); còn chuẩn Việt Nam cho phép dùng phân tự ủ với quy trình đơn giản, sát thực tế. TQC đánh giá rất nghiêm ngặt. Trong hợp đồng nêu rõ nếu nhà vườn vi phạm, mức độ nặng sẽ bị thu hồi chứng nhận, nhẹ thì khắc phục trong thời gian cụ thể" - bà Viên dẫn chứng.

Theo bà Viên, so với chứng nhận VietGAP, chứng nhận hữu cơ đã có sự chuyên nghiệp hơn trong quản lý từ nhà vườn đến tổ chức chứng nhận, khâu phân phối. "Điều quan trọng hiện nay là sự giám sát của nhà nước để bảo đảm các bên thực hiện đúng trách nhiệm của mình" - bà Viên kiến nghị.

Tương tự, ông Dương Hoa Xô, đại diện Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, cho rằng cách duy nhất để giữ uy tín cho chứng nhận hữu cơ là nhà sản xuất, tổ chức chứng nhận phải làm thật. "Như vậy thì người tiêu dùng mới có niềm tin và tiêu dùng sản phẩm hữu cơ nhiều hơn. Các kênh phân phối hiện đại đang siết chặt đầu vào từ chất lượng, truy xuất nguồn gốc cũng góp phần tạo đầu ra cho sản phẩm có chứng nhận, loại bỏ sản phẩm tự xưng" - ông Xô đánh giá. 

Cần công khai những vi phạm

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn dù kiểm soát gắt gao vẫn có thể xảy ra vi phạm, vấn đề là chế tài đủ mạnh để phòng ngừa, xử lý và minh bạch thông tin. Trên website của Bộ Nông nghiệp Mỹ, ngoài thông tin danh sách các tổ chức, cá nhân đạt chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn Mỹ, còn công khai danh sách các trường hợp bị thu hồi chứng nhận. Việt Nam có 2 DN bị bêu tên lừa đảo (nguyên văn fraudulent) là Công ty TNHH Xuất khẩu Đ.D (Hà Nội) và Công ty CP Công nghệ sinh học N.N.V.N (Đắk Lắk). Bộ Nông nghiệp Mỹ nêu rõ việc sử dụng các tài liệu gian lận để tiếp thị, dán nhãn hoặc bán các sản phẩm nông nghiệp phi hữu cơ dưới dạng hữu cơ sẽ bị phạt tiền lên tới 11.000 USD cho mỗi vi phạm.

Giữ niềm tin cho sản phẩm hữu cơ - Ảnh 3.
Giữ niềm tin cho sản phẩm hữu cơ - Ảnh 4.
Giữ niềm tin cho sản phẩm hữu cơ - Ảnh 5.
Giữ niềm tin cho sản phẩm hữu cơ - Ảnh 6.
Giữ niềm tin cho sản phẩm hữu cơ - Ảnh 7.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo