xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hàng tồn ở cảng do doanh nghiệp thiếu vốn

Quý Hiền

Đó là một trong những lý do chính được các doanh nghiệp phản ánh. Doanh nghiệp thiếu vốn là do bị các ngân hàng "siết". Nhiều doanh nghiệp đã tái xuất (sắt thép) để... tự cứu!

Chiều 4-6, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng đã chủ trì buổi làm việc với một số doanh nghiệp (DN) có hàng hóa tồn đọng nhiều ở cảng để ghi nhận những vướng mắc của DN. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TPHCM, Cục Hàng hải, Bộ Công Thương và các sở chức năng của TP.

Tái xuất hàng để tự cứu mình

Ông Lê Thái Sâm, Chủ tịch HĐQT Công ty Thép Cửu Long, cho biết nguyên nhân chính khiến công ty phải “ngâm” hàng ở cảng là do ngân hàng không tiếp tục cho vay nên thiếu vốn thanh toán. Với tình thế này, Công ty Thép Cửu Long đành tái xuất 20.000 tấn thép trên tổng số 70.000 tấn đã nhập về cảng để thu hồi vốn. Số 50.000 tấn còn lại hiện lưu tại kho của công ty là 30.000 và 20.000 tấn còn lại nằm... ở cảng. “Tôi chấp nhận cho hàng nằm ở cảng dù bị phạt còn hơn nhập về mà ngân hàng “bóp” chặt không cho vay thì sẽ chết”- ông Sâm nói. Tương tự, Công ty Thép Nguyên Minh cũng đành tái xuất 20.000 tấn thép vì hiện ngân hàng cho công ty này vay đang cắt giảm hạn mức tín dụng. Theo phản ánh của nhiều DN, chính sách siết chặt cho vay của các ngân hàng ảnh hưởng rất nhiều đến việc kinh doanh của DN, đặc biệt là đối với mặt hàng thiết yếu như sắt thép.

Sớm kiến nghị Chính phủ xem xét

Ông Hồ Hữu Hạnh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TPHCM, giãi bày việc các ngân hàng siết chặt cho vay là chính sách tiền tệ chung của Chính phủ nên các ngân hàng không thể làm khác. Để thu hút vốn, các ngân hàng cũng đã tăng lãi suất huy động nhưng vẫn chưa thu hút được nhiều người gởi nên vẫn thiếu... vốn cho vay!

Theo Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng, có nhiều nguyên nhân làm hàng hóa tồn đọng nhưng cái chính là DN khó khăn về vốn và lãi suất vay ngân hàng tăng. Vì vậy, để không xảy ra việc DN vì lợi trước mắt (tái xuất) mà dẫn tới hại lâu dài, ảnh hưởng đến người tiêu dùng thì các bộ, ngành cần tìm biện pháp giải quyết khó khăn chung hiện nay. Bà Hồng cũng đề nghị, lãnh đạo ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TPHCM cần có buổi gặp gỡ lãnh đạo các ngân hàng và DN để cùng bàn bạc hướng tháo gỡ xung quanh hạn mức cho vay đối với DN nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu. Ngoài ra, trong thời gian tới, UBND TPHCM cùng Bộ Công Thương và Ngân hàng Nhà nước sẽ có kiến nghị trình Chính phủ tháo gỡ khó khăn để tạo điều kiện cho DN vay vốn nhằm bảo đảm chính sách đầu tư phát triển cho TPHCM nói riêng và cả nước nói chung.

Giải pháp tháo gỡ vẫn chưa hiệu quả

Trao đổi với phóng viên Báo NLĐ chiều 4-6, ông Hoàng Tất Thắng, Cục phó Cục Hàng hải, cho biết sau khi khảo sát tình hình tại cảng Tân Cảng, Bến Nghé, Sài Gòn, cục đã đề nghị các cảng nhanh chóng làm việc với các DN để đẩy nhanh tiến độ giải phóng hàng tồn đọng. Ông Hồ Kim Lân, Tổng Thư ký Hiệp hội Cảng biển VN, cho hay các cảng đang áp dụng nhiều biện pháp kinh tế như tăng phí lưu kho để các chủ hàng rút hàng sớm hơn; hải quan tăng thêm giờ làm cả ngày chủ nhật; tìm mặt bằng tại các điểm không gây ùn tắc giao thông để chứa hàng; đề nghị Chính phủ cho phép tàu 205 m được chạy ban đêm để đưa hàng về cảng Bà Rịa- Vũng Tàu nhằm giảm tải cho cảng Cát Lái...

Tuy nhiên, để giải quyết không tái diễn tình trạng hàng ùn ứ như hiện nay, theo ông Uông Sĩ Hồng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM, phải có các giải pháp dài hơi như nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ của các cảng; mở thêm nhiều cảng khô ICD (tức điểm thông quan nội địa, để có nơi tập kết thông quan hàng hóa)... Nhưng làm được điều này cần phải có thời gian chứ không thể giải quyết ngày một ngày hai được.

H.N - N.H

DN vẫn chưa rút hàng

Hiện ở cảng Cát Lái và Tân Cảng thuộc Công ty Tân Cảng, lượng hàng hóa tồn đọng chưa giải phóng được là 21.578 teus (tương đương 21.578 container loại 20 feet), tăng hơn 44% so với những tháng đầu năm 2008, trong đó tồn đọng nhiều nhất vẫn là cảng Cát Lái với 17.181 teus. Còn ở cảng Vict, lượng hàng tồn đọng khoảng 12.500 teus, trong đó có khoảng 3.500 teus “nằm lì” trên 20 ngày trong bãi nhưng khách hàng vẫn không đến nhận.

Ông Lê Công Minh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên cảng Sài Gòn, cho biết đối với hàng rời hiện nay việc vận chuyển ra vào còn giải quyết được (dù tương đối chậm) riêng mặt hàng container thì vô cùng khó khăn, ùn tắc rất nhiều. Ông Võ Hoàng Giang, Giám đốc Công ty Xếp dỡ Tân Thuận, cũng kêu tình hình vẫn chưa có gì chuyển biến dù đơn vị ông đã tăng phí lưu kho bãi để buộc các DN rút hàng sớm nhưng chưa thấy DN nào đến rút hàng ra. Ông Trần Khánh Hoàng, Trưởng Phòng Marketing Công ty Tân Cảng Sài Gòn, than hàng ứ đọng tăng cao nên công ty không chủ động được, thiết bị, bến bãi trở nên quá tải...

Theo các DN, thời gian hàng tồn ở các cảng ít nhất là 30 ngày và nhiều nhất là 2 - 3 tháng. Các DN có hàng tồn chủ yếu là mặt hàng sắt thép, phân bón và thức ăn gia súc.

H.Nhân - Ng.Hải

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo