icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hoành tráng nhưng khó khả thi

NGUYỄN HẢI

Dự án “Quy hoạch phát triển hệ thống phân phối lương thực ở Việt Nam đến năm 2020” còn chung chung, ôm đồm, khó có hiệu quả thực tế

Dự án “Quy hoạch phát triển hệ thống phân phối lương thực ở Việt Nam đến năm 2020” vừa được Bộ NN-PTNT tổ chức lấy ý kiến từ các bộ, ngành.
 
Dự án này sẽ được trình Chính phủ phê duyệt trong quý III năm nay và nếu được phê duyệt sẽ được triển khai thực hiện ngay vào cuối năm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng dự án quá ôm đồm trong khi lại thiếu nhiều yếu tố quan trọng.
 
Đầu tư tới 24.500 tỉ đồng
 
Theo dự án, vốn đầu tư cho hệ thống phân phối dự kiến khoảng 24.500 tỉ đồng để xây dựng hệ thống kho bãi trữ lúa gạo, tổng kho bán buôn, hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích và đổi mới công nghệ chế biến.
 
Mục tiêu là tiêu thụ hết lúa hàng hóa của nông dân, bảo đảm nông dân có lãi tối thiểu 30%; bình ổn giá lúa gạo trên thị trường trong nước.
 
Dự án cũng đặt vấn đề xây dựng hai tổng công ty lương thực miền Bắc và miền Nam thành các tập đoàn lương thực nòng cốt, chiếm lĩnh và chi phối các thị trường quan trọng; thành lập các hợp tác xã, câu lạc bộ để người sản xuất có cơ hội đàm phán với doanh nghiệp (DN), thương lái.
 
Lực lượng thương lái, nhà máy xay xát phải thành lập thành hội (hoặc câu lạc bộ) trực thuộc DN xuất khẩu gạo và thu mua lúa gạo theo giá do cơ quan chức năng công bố. Việc thu mua lúa phải công bố giá tại 2 điểm (giá tại ruộng và giá tại DN) để nông dân lựa chọn...
 
 
img
Điều quan trọng nhất hiện nay là phải gắn quy hoạch phân phối và quy hoạch sản xuất. Trong ảnh: Gạo bán lẻ tại siêu thị Fooco Mart của Công ty Lương thực TPHCM. Ảnh: HỒNG THÚY
Cũng theo dự án này, cả nước sẽ có 157 chợ đầu mối nông sản, trong đó 35 chợ được nâng cấp, mở rộng; 122 chợ xây mới, trong đó có 12 chợ đầu mối lúa gạo, 38 chợ đầu mối thủy sản...
 
Các tổng công ty lương thực đảm nhiệm việc quy hoạch các tổng kho bán buôn, hệ thống siêu thị chuyên doanh hiện đại loại 1 tại các TP lớn (mỗi TP có từ 4 - 5 siêu thị), các siêu thị chuyên doanh hạng 2 và 3 tại các quận nội thành (mỗi quận có 1 siêu thị), các cửa hàng tiện ích ở các khu công nghiệp và tại 62 huyện nghèo trên cả nước.
 
Xây dựng 2 tổng kho bán buôn tại TP Hà Nội và TPHCM... Dự án đưa ra một số ưu tiên từ nay đến năm 2012 là: Hoàn thành hệ thống kho bãi 4 triệu tấn tại vùng đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng 2 tổng kho bán buôn tại Hà Nội và TPHCM (mỗi tổng kho có sức chứa 100.000 tấn gạo); xây dựng hệ thống siêu thị chuyên doanh loại 1 tại các tỉnh, TP lớn và 62 cửa hàng tiện ích tại các huyện nghèo; xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao 1,2 triệu ha...
 
Nhiều nội dung chưa thấu đáo
 
Tại cuộc họp góp ý cho dự án vừa được tổ chức tại TPHCM, nhiều chuyên gia cho rằng đề án phần lớn chỉ chú trọng đến mặt hàng lúa gạo mà không chú ý nhiều đến các mặt hàng lương thực khác. Quy hoạch hệ thống siêu thị chuyên doanh chỉ bày bán mặt hàng gạo hoặc chỉ có thêm các mặt hàng chế biến từ nông sản sẽ không hiệu quả. Cần phải đa dạng hóa sản phẩm.
 
Ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cho rằng cần phải xây dựng đội ngũ thương lái và phải có đề án cấp Nhà nước riêng cho vấn đề này; cần chính sách kinh tế để họ trở thành lực lượng thu mua chuyên nghiệp.
 
Ngoài ra, cần phải có kết nối, liên thông giữa hai tổng công ty lương thực miền Nam và miền Bắc; hai tổng công ty này cũng phải kết nối với hệ thống phân phối bên ngoài để khi thị trường có biến động như đã từng xảy ra hồi tháng 4-2008 sẽ được giải quyết ngay.
 
Theo ông Xuân, điều quan trọng nhất là phải gắn quy hoạch phân phối với quy hoạch sản xuất. Tại các cơ sở thu mua cần có cả công đoạn xay xát, chế biến, phơi sấy tại chỗ. Riêng vấn đề tổ chức xây dựng chợ không nên lạm dụng. Quan trọng là làm sao tổ chức chu đáo một số chợ quy mô lớn, từng bước tạo điều kiện nâng cấp thành sàn giao dịch...
 
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần nhìn nhận: Lâu nay, hệ thống phân phối lương thực từ khâu thu mua, bán lẻ đều là tự phát, còn các DN chỉ lo cho thị trường xuất khẩu mà không quan tâm thị trường nội địa, đến khi thị trường bất thường thì trở tay không kịp vì không có hệ thống bán lẻ đủ sức phủ khắp... Việc lập dự án quy hoạch mạng lưới bán lẻ lương thực nói riêng và nông sản nói chung là cần thiết. Thế nhưng dự án quy hoạch nêu trên sẽ rất khó thực hiện vì các vấn đề nêu ra quá rộng và chung chung...

Siêu thị lương thực: Không ổn

Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, cho rằng cần phải thành lập thêm hiệp hội sản xuất lúa gạo để bảo vệ quyền lợi nông dân vì hiệp hội lương thực chỉ là hiệp hội của các DN xuất khẩu gạo.
 
Dự thảo đưa ra nhiều vấn đề liên quan đến lúa gạo, trong đó có việc xây dựng hệ thống siêu thị dành riêng cho lương thực thì xem ra không khả thi mà phải liên kết để hình thành chuỗi siêu thị kinh doanh nhiều mặt hàng khác mới giải quyết được vấn đề.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo