xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hợp tác với Nhật để phát triển vi mạch

Bài và ảnh: Hồng Thúy

Cuối tuần qua, tại UBND TP HCM, đã diễn ra buổi làm việc giữa ông Lê Mạnh Hà - Phó Chủ tịch UBND TP HCM, Trưởng Ban Chỉ đạo chương trình Phát triển Công nghiệp vi mạch TP HCM - với phái đoàn Nhật Bản, gồm: Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn và Công nghệ điện tử Kyushu ( SIIQ) và Công ty Radrix

Tại buổi làm việc đã diễn ra lễ ký kết hợp tác phát triển công nghệ vi mạch giữa 2 hiệp hội SIIQ và HSIA (Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn TP HCM) và Công ty Radrix (Nhật Bản) với Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch thuộc ĐHQG TP HCM (ICDREC) về đào tạo nguồn nhân lực vi mạch, xúc tiến đầu tư, trao đổi nhân sự và thực hiện dự án thiết kế chip.

Hợp tác thiết kế và sản xuất chip

Phía Nhật Bản đã có hơn 2 năm tìm hiểu về ngành công nghiệp vi mạch TP HCM. Tháng 10 vừa qua, một đoàn gồm 23 doanh nghiệp vi mạch bán dẫn Nhật Bản đã đến TP HCM tìm hiểu cơ hội đầu tư vào lĩnh vực vi mạch. Trong buổi làm việc với UBND TP HCM sáng 9-11, Công ty Radrix đã ký kết hợp tác với ICDREC để cùng thực hiện dự án thiết kế và sản xuất chip. Trong giai đoạn 1, cả hai bên cùng nghiên cứu thiết kế chip mẫu (chip WiFi 4G) và hướng đến thiết kế chip WiFi 5G. Giai đoạn 2 là sản xuất thương mại và kinh doanh sản phẩm. Trong việc hợp tác này, ICDREC đóng góp vào dự án bằng các lõi IP do ICDREC nghiên cứu, thiết kế và phát triển trong thời gian qua. Hiện ICDREC sở hữu 43 lõi IP được định giá gần 40 triệu USD và đang chào bán trên sàn giao dịch quốc tế. Điều này đã chứng tỏ các lõi IP “made in Vietnam” đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, đặc biệt tại Nhật Bản - một quốc gia có ngành công nghiệp vi mạch phát triển. Dự án hợp tác này cũng sẽ khai thác tối đa hiệu quả của Phòng Kiểm định lõi IP (do UBND TP HCM đầu tư cho ICDREC năm 2012).
img
Lễ ký kết hợp tác thiết kế và sản xuất chip giữa ICDREC và Radrix

Cũng trong buổi làm việc, Hiệp hội SIIQ và HSIA đã ký hợp tác về lĩnh vực vi mạch, trong đó nhấn mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam. Hiện nguồn nhân lực vi mạch của Việt Nam thiếu trầm trọng. Mỗi năm, riêng các công ty nước ngoài đang hoạt động tại TP HCM cần khoảng 1.000 kỹ sư vi mạch, trong khi từ nay đến năm 2020 TP chỉ đào tạo khoảng 1.000 kỹ sư vi mạch.

Học tập mô hình Kyushu

Kyushu được xem là “đảo silicon” của Nhật, doanh thu từ ngành công nghiệp vi mạch của Kyushu chiếm từ 5% ngành vi mạch bán dẫn thế giới. Đó là con số rất ấn tượng. Ông Lê Mạnh Hà cho rằng TP HCM có cơ sở để trở thành trung tâm vi mạch lớn nhất cả nước, có trung tâm nghiên cứu vi mạch mạnh nhất cả nước là ICDREC, đơn vị đã cho ra đời những sản phẩm vi mạch đầu tiên vào năm 2008. TP HCM là nơi tập trung nhiều công ty, tập đoàn lớn trong và ngoài nước đang hoạt động như: Intel, Renesas, Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn (dự kiến xây dựng nhà máy chip tại Khu Công nghệ cao TP HCM), có nhiều thuận lợi về hạ tầng công nghệ thông tin, Khu Công nghệ cao đã xây dựng hơn 10 năm qua… Việc phát triển công nghệ vi mạch TP HCM cần có sự phối hợp với các ngành có liên quan và sự hỗ trợ bên ngoài, nhất là sự hưởng ứng của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp Nhật Bản. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch HSIA, nói: “Kyushu đã tạo ra một hệ sinh thái cho phát triển công nghiệp vi mạch, đây là mô hình mà chúng tôi muốn học tập để phát triển ngành vi mạch của TP HCM”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo