Cụ thể, mức lợi nhuận đã được kiểm toán của JPA đạt được trong năm 2015 là 267 triệu đồng. “Đây là mức lãi rất thấp nhưng lại là dấu mốc quan trọng của JPA vì đây là lần đầu tiên hãng có lãi kể từ khi thành lập năm 1991, cho đến cả quá trình 2 lần tái cơ cấu vào các năm 2008, 2012” - ông Hà đánh giá.
Tính đến cuối năm 2015, JPA có 12 máy bay, thiết lập được 31 đường bay tới 16 điểm đến nội địa và 5 điểm đến quốc tế. Trong đó, chỉ tính riêng năm 2015, hãng đã mở được 11 đường bay nội địa mới và 5 đường bay quốc tế.
Tổng lượng khách JPA vận chuyển được kể từ khi thành lập liên doanh là 18 triệu lượt khách, riêng năm 2015 vận chuyển được 3,85 triệu lượt hành khách, tăng 51,5% so với năm 2014.
Hai cổ đông chính của JPA là Vietnam Airlines (VNA) hiện nắm giữ 70% cổ phần và Qantas (Úc) nắm giữ 30% cổ phần.
So với 2 hãng hàng không nội địa khác là VNA và Vietjet Air, sự phát triển của JPA rất khó khăn do định hướng hoạt động ngay từ khi thành lập (tiền thân là Pacific Airlines – một doanh nghiệp trực thuộc VNA) đã không có hiệu quả kinh tế.
Năm 2008, hãng hàng không này tiến hành cổ phần hóa, bán một phần vốn cho Qantar nhưng hoạt động vẫn thua lỗ. Năm 2012, JPA thực hiện tái cơ cấu lần 2, phần vốn nhà nước được chuyển từ Tổng công ty quản lý vốn nhà nước sang VNA và chịu phạt hợp đồng để chuyển đổi toàn bộ đội máy bay Boeing 737 cũ sang loại máy bay Airbus 320 trẻ hơn, hiệu quả khai thác tốt hơn.
Đến nay, JPA vẫn còn khoản lỗ lũy kế “khổng lồ” hơn 3.000 tỉ đồng.
Bình luận (0)