xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Kế” thứ... 37!

Theo Quốc Dũng (Diễn đàn Doanh nhgiệp)

Vậy là hy vọng xăng giảm giá của người tiêu dùng đã “được” Bộ Tài chính thay bằng “hy vọng” khác. Ông Thứ trưởng Bộ Tài chính vừa công bố chưa giảm giá xăng dầu, dù xăng dầu thế giới đã giảm. Lý do là vì phải “tranh thủ cơ hội” ấy, để thu lại nguồn tạm ứng trước đó từ ngân sách, và đồng thời góp vốn hình thành quỹ bình ổn giá xăng dầu. Có nghĩa là người tiêu dùng sẽ được lợi về lâu dài, khi quỹ bình ổn giá xăng dầu có đủ nguồn để hoạt động.

img

Một cửa hàng kinh doanh xăng dầu

Cụ thể, theo “phân trần” của Bộ Tài chính, Nhà nước phải thu lại khoản đã ứng trước cho DN vay khi giá xăng dầu lên cao là 4.038,5 tỉ VND. Vì hiện các DN mới hoàn trả được 38% so với tổng số tiền đã tạm ứng. Ngoài ra, các DN còn phải đóng góp quỹ bình ổn với mức quy định (tối đa 500 VND/lít).

Để nâng cao tính thuyết phục trong quan điểm điều hành, Bộ công bố giá xăng dầu nước ta vẫn ở mức thấp so với nhiều nước trên thế giới. Đồng thời ngay với cách tính giá hiện tại (chưa tính chi phí trích quỹ bình ổn giá), thì với một số mặt hàng nhiên liệu có mức tiêu thụ lớn, DN xăng dầu vẫn... lỗ. Trong đó, xăng lỗ 179 VND/lít, dầu mazut lỗ 591 VND/kg...

Vậy thì quan điểm của Bộ Tài chính có gì... ổn? có gì... không ổn? Về hình thức, việc có quỹ bình ổn giá xăng dầu là yêu cầu hợp lý, đặc biệt trong tình thế VN chưa tự chủ được về sản xuất xăng dầu phục vụ nhu cầu trong nước. Và vì thế Nhà nước đã quyết định thành lập quỹ này từ lâu. Chỉ có điều quỹ này chưa có tác dụng lớn đối với giá xăng dầu vì các DN “chưa có cơ hội góp quỹ đúng với yêu cầu”.

Thực tế ấy, tự nó, đã đặt một dấu hỏi lớn về hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với giá xăng dầu trong thực tế? Cụ thể là quan điểm thành lập quỹ có phù hợp với thực tế thị trường hay không ? Nếu phù hợp, thì tại sao nó lại... không thể hoạt động vì chính lý do dẫn tới việc phải thành lập nó (sự bất ổn của giá xăng dầu) ? Đặt câu hỏi này để thấy, việc trông chờ vào đóng góp của người tiêu dùng thông qua DN để có nguồn cho quỹ bình ổn giá hoạt động là một quyết định duy ý chí. Kết quả của nó là không xây dựng được nguồn đủ để quỹ hoạt động.

Mặt khác, ngay thời điểm hiện tại, giá một số mặt hàng nhiên liệu có mức tiêu thụ lớn như xăng cũng chưa bao gồm chi phí trích quỹ. Vậy thì để phục vụ mục đích “lâu dài” như Bộ đưa ra, phải chăng cần... tăng thêm phần chi phí ấy vào giá bán, tức là tăng giá bán ?

Vậy là, cách giải thích tưởng như rất... ổn của Bộ Tài chính, hóa ra, lại phản ánh thực tế không... ổn chút nào của thị trường xăng dầu. Mà thực ra, vấn đề mấu chốt lại là ở thực tế hoạt động, kinh doanh của các DN ngành xăng dầu, từ trước tới nay, hiếm khi được dư luận công nhận là công khai, minh bạch.

Câu chuyện lỗ, hay lãi trong kinh doanh xăng dầu do các DN đưa ra luôn làm dư luận xã hội ngờ vực, phản đối có nguyên nhân từ đâu ? Từ cơ chế quản lý, từ yếu kém trong giám sát, hay từ yếu kém trong quản lý, kinh doanh...

Trong khi đó thì cách giải thích của Bộ Tài chính lại xây dựng trên thực tế này, vậy thì cách giải thích ấy liệu có... ổn không ? Hay nó lại là một kiểu giải thích “nước đôi”, phù hợp với thực tế hiện tại, thay vì gợi mở, hứa hẹn những thay đổi, kết quả mới đối với quản lý thị trường xăng dầu. Đó có là “kế” sách đối phó thứ... 37, ngoài 36 kế sách cổ truyền hay không ?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo