xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khó ngăn thuốc tăng giá

Bài và ảnh: KHÁNH ANH

Thị trường dược phẩm lại âm ỉ những đợt sóng ngầm tăng giá dù các biện pháp quản lý vẫn được tăng cường. Giá thuốc vẫn đều đặn tăng và có dấu hiệu “nóng” trong thời gian gần đây

Theo chủ nhiều hiệu thuốc tây, trong nhiều tuần qua, không chỉ hãng dược thông báo điều chỉnh giá mà thuốc ở các chợ đầu mối cũng đã bị đẩy giá tăng cao.

Tăng đến 10%

Chị Phạm Minh Phương, chủ hiệu thuốc trên phố Quốc Tử Giám (quận Đống Đa - Hà Nội), cho biết mức tăng phổ biến với nhiều loại thuốc là 5%-10%, tập trung chủ yếu vào thuốc kháng sinh, huyết áp, tim mạch, dạ dày, trị bệnh viêm đường hô hấp, cảm cúm, vitamin… Không chỉ thuốc nội, thuốc ngoại cũng thông báo tăng. “Bước vào mùa hè với nhiều dịch bệnh, thuốc sẽ còn tiếp tục tăng giá”- chị Phương dự báo.

Bức xúc vì giá thuốc tăng cao, anh Cao Đình Hưng, ngụ phố Bạch Mai - Hà Nội, phàn nàn: “Bị viêm dạ dày nên tôi thường xuyên phải dùng thuốc Nexium 40 mg. Hôm qua, lúc trả tiền, tôi giật mình ngỡ cô nhân viên nói nhầm giá khi trả thêm tới 80.000 đồng cho 2 hộp thuốc”. Có nhiều lý do mà các cửa hàng thuốc giải thích với người mua nhưng “điệp khúc” chính vẫn là vì chi phí vận chuyển, xăng dầu tăng giá.

img
Giá thuốc cứ đều đặn tăng và người bệnh lãnh đủ
Kết quả nghiên cứu mới nhất của Hiệp hội Sản xuất - Kinh doanh dược Việt Nam cho thấy trong số hàng ngàn lượt mặt hàng được khảo sát, có khá nhiều loại thuốc tăng giá với mức trung bình khoảng 9%. Trước đó, các báo cáo hằng tháng của Hiệp hội Sản xuất - Kinh doanh dược Việt Nam đều phản ánh thuốc vẫn đều đặn tăng giá. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng luôn giữ quan điểm giá thuốc đang được bình ổn tốt!

Lo bị “làm giá”

Gần 7 năm qua kể từ khi có Luật Dược, cơ quan quản lý vẫn đau đầu tìm cách đưa ra các giải pháp “ghìm cương” giá thuốc. Với quy định quản lý giá thuốc hiện hành, lãnh đạo Cục Quản lý dược Việt Nam cho rằng các doanh nghiệp (DN) đang lợi dụng kẽ hở để lách luật. Thực tế, khi nhập khẩu thuốc, DN chỉ khai báo giá CIF (giá nhập khẩu đến cảng) với cơ quan hải quan.
Tuy nhiên, giá CIF khai báo nhiều khi không được kiểm chứng, sau đó DN đưa ra thị trường bán. Trong khi đó, cơ quan quản lý giá thuốc hiện mới chỉ thực hiện được phần hậu kiểm, nghĩa là mới kiểm soát được giá thuốc khi DN kê khai, niêm yết giá và đấu thầu nên thuốc vẫn có nguy cơ bị “làm giá” từ trước.
Chính vì thế, Thông tư 50 về quản lý giá thuốc có hiệu lực từ ngày 1-6 tới đây đang được kỳ vọng là công cụ ngăn chặn thời kỳ loạn giá thuốc. Theo thông tư này, ngay khi nộp hồ sơ đăng ký mới thuốc nước ngoài, DN nhập khẩu phải đăng ký giá CIF dự kiến. Với thuốc trong nước, sau khi lô hàng đầu tiên lưu hành trên thị trường, nhà sản xuất phải công bố giá thành và các mức giá bán buôn, bán lẻ dự kiến.
Giá thành thuốc sản xuất trong nước được xác định rõ dựa trên các chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, nhân công, sản xuất chung, trả lãi vay, phân bổ cho sản phẩm phụ. Giá thuốc nhập khẩu bao gồm giá trị thuốc tính theo giá bán của nước xuất khẩu, chi phí bảo hiểm, cước vận chuyển đến cảng Việt Nam và không bao gồm thuế nhập khẩu. 

Tuy nhiên, theo một chuyên gia về quản lý dược, các biện pháp quản lý mới chưa thực sự được đổi mới và vẫn nặng tính hình thức. Chuyên gia này cho rằng đến nay, Việt Nam vẫn chưa quản lý một cách hiệu quả giá thuốc nhập khẩu vì không nắm được giá gốc, tức giá xuất xưởng thật sự. Vì thế, với quy định mới, các DN vẫn có cơ hội khai khống và tùy ý định giá thuốc trước khi nhập về Việt Nam.

Ở góc độ quản lý, ông Trần Đức Chính, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Sản xuất - Kinh doanh dược Việt Nam, lo ngại: “Đã gọi là “buôn có bạn, bán có phường” thì cũng không loại trừ khả năng thuốc bị “làm giá” ngay khi còn ở nước ngoài. Sau nhiều tầng lớp trung gian, cuối cùng người bệnh vẫn là nạn nhân phải gánh giá thuốc “trên trời” ấy”.

Nhiều mức giá khác nhau

Để ngăn giá thuốc trong bệnh viện không cao hơn ngoài thị trường, quy định về thặng số lãi trong khâu bán lẻ đã được thực hiện với các nhà thuốc bệnh viện.
Còn với hàng ngàn cơ sở bán lẻ tân dược trên thị trường, chủ nhà thuốc vẫn được tự định giá, tự niêm yết và cạnh tranh nhau về giá.
Điều này cũng có nghĩa cùng một loại thuốc, cùng nhà sản xuất, nguồn gốc xuất xứ nhưng người bệnh có thể phải mua với nhiều mức giá khác nhau.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo