xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khó nhưng không phải bất khả thi

Phương Anh thực hiện

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, để giảm lạm phát còn một con số, phải hy sinh tăng trưởng, song có thể bù đắp tăng trưởng nếu cắt giảm đầu tư công điều chuyển cho khu vực tư nhân phát huy hiệu quả

* Phóng viên: Bà có nhận xét gì về chủ trương đưa lạm phát xuống 9% trong năm 2012 của Chính phủ?

img
- Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan:
Ai cũng có thể nhận thấy mục tiêu này rất khó thực hiện nhưng tôi cho rằng không phải là không thể làm. Vấn đề ở chỗ các biện pháp đề ra thế nào, có làm tới nơi tới chốn không. Năm 2011 lạm phát vẫn cao so với chỉ tiêu 7% đề ra từ đầu năm, nguyên nhân do chủ yếu mới thực hiện chính sách tiền tệ tín dụng thắt chặt, chưa có sự đóng góp của chính sách tài khóa.
Cắt giảm vốn đầu tư chưa được nhiều vì chủ yếu cắt giảm dự án chưa bố trí vốn nên không mang lại tác dụng thực tế. Bên cạnh đó, không kiềm chế tốt sự tăng giá của các mặt hàng thiết yếu. Giá điện  đầu năm tăng hơn 15%, những ngày cuối năm lại tăng 5% nữa. Giá cả tăng, đầu tư không giảm thì không kiềm chế lạm phát được.
Tuy vậy, vẫn có thể thực hiện được lạm phát 9% với điều kiện các nhóm giải pháp theo Nghị quyết 11 được thực hiện triệt để, đồng bộ, không phải chỉ đẩy gánh nặng cho một mình chính sách tiền tệ như thời gian qua.
Hai là phải thực sự bắt tay vào tái cấu trúc kinh tế, đặc biệt là tái cấu trúc đầu tư công, ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp Nhà nước, tập đoàn kinh tế lớn. Nếu thực hiện được bước đi đầu tiên rất căn bản trong tái cấu trúc kinh tế thì việc giảm lạm phát sẽ có hiệu quả.

* Theo bà, trọng tâm chính sách điều hành của năm 2012 phải đặt vào lĩnh vực nào?

- Tôi cho rằng phải đặt trọng tâm vào cắt giảm đầu tư công. Không phải chỉ có quyết tâm của Chính phủ, cần phải có sự đồng lòng của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp Nhà nước là những người trực tiếp thực hiện đầu tư công. Nếu hệ thống bên dưới không làm sẽ rất khó có kết quả. Quốc hội cũng phải thẳng tay hơn trong phê chuẩn ngân sách, không nên thông qua vì sự đã rồi để người ta lấn tới không cắt giảm được. Năm 2011 dù tuyên bố giảm đầu tư nhưng vẫn có thêm mấy trăm dự án đầu tư mới được phê chuẩn vẫn cứ thông qua.

* Kéo lạm phát xuống 9% trong khi vẫn phải tăng giá hàng loạt mặt hàng thiết yếu theo lộ trình giá thị trường có phải là mâu thuẫn không, thưa bà?

- Đó là điều rất đáng lo ngại. Vấn đề chính là cho phép tăng đến đâu và kiểm soát tăng giá thế nào. Tôi rất bất ngờ và bất bình với việc Bộ Công Thương vừa chấp thuận cho EVN tăng 5% giá điện. Chọn thời điểm tăng giá lúc này giống như sử dụng tiểu xảo.
Tại diễn đàn Quốc hội, mấy vị bộ trưởng tuyên bố đến hết năm không có chuyện tăng giá xăng, giá điện nhưng EVN chờ đến khi chỉ số lạm phát của cả năm đưa ra rồi mới tăng giá. Không biết sang năm họ có chịu mức giá tăng 5% này không hay coi đây là tăng của năm 2011 và năm sau vẫn tăng bình thường. Nếu Nhà nước cứ để các doanh nghiệp lớn dùng thủ thuật như vậy sẽ không thể kiểm soát được giá, dẫn đến lạm phát cao.

* Chính phủ đã tuyên bố cắt giảm đầu tư nhưng địa phương vẫn xin thêm vốn vì có nhiều công trình dở dang, doanh nghiệp thì kêu cứu xin hỗ trợ. Phải chăng đây cũng là một mâu thuẫn với mục tiêu kiềm chế lạm phát, thưa bà?

- Đúng là mâu thuẫn, nhưng cũng phải hiểu biện pháp cắt giảm tín dụng không phải là cắt đồng loạt mà vẫn có tín dụng ưu tiên tùy đối tượng. Mức tăng trưởng tín dụng 15% thực ra vẫn là cao so với nhiều nền kinh tế khác. Vấn đề là phải rót vốn đúng đối tượng, không rót vốn quá lớn vào dự án, vào doanh nghiệp quy mô quá lớn. Mỗi dự án ngàn tỉ như vậy được cắt giảm để san sẻ vốn cho tư nhân có thể cứu được hàng trăm doanh nghiệp nhỏ và vừa với hàng ngàn, hàng vạn người lao động.

* Theo bà, đặt mục tiêu giảm lạm phát xuống một nửa trong vòng chỉ một năm có gây ra hệ lụy gì không?

- Sẽ phải hy sinh tăng trưởng. Nhưng có thể bù đắp được tăng trưởng nếu thực sự cắt giảm đầu tư công của doanh nghiệp Nhà nước làm ăn không hiệu quả để giải phóng nguồn lực điều chuyển cho khu vực tư nhân như tôi đã nói. Doanh nghiệp tư nhân làm ăn tốt hơn sẽ tạo ra tăng trưởng bù đắp phần hụt đi do Nhà nước cắt giảm đầu tư công. Khả năng này hoàn toàn có thể thực hiện vì bản chất của tái cấu trúc kinh tế và thay đổi mô hình tăng trưởng là điều chỉnh lại tiêu chí để tăng trưởng dựa vào hiệu quả, năng suất lao động và cạnh tranh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo