xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khó quản sinh vật ngoại lai

Thế Dũng thực hiện

Đó là khẳng định của ông Chu Tiến Vĩnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản kiêm Cục trưởng Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NN - PTNT)

. Phóng viên: Ông nhìn nhận gì về tình trạng sinh vật ngoại lai đang tràn ngập thị trường nước ta hiện nay?

 
img
- Ông Chu Tiến Vĩnh:
Muốn đánh giá đầy đủ về mức độ gây hại của sinh vật ngoại lai đối với hệ sinh thái VN cần có nghiên cứu khoa học, khảo nghiệm đầy đủ về từng loài, từng loại, không thể vội vàng kết luận.
 
Khi có một loài sinh vật ngoại lai cụ thể cần có khảo nghiệm đánh giá trong một thời gian nhất định để xem mức độ ảnh hưởng tới môi trường, hệ sinh thái, các loài bản địa... Không phải bất cứ con gì nhập về cũng đều xấu cả, như cá chép, heo... đã phát huy rất tốt. Tuy nhiên, việc đánh giá, khảo nghiệm chỉ được thực hiện khi cơ quan chức năng Nhà nước cấp phép và đồng ý. Sau khi có kết luận khảo nghiệm sẽ cho sinh vật ngoại lai phát triển đại trà hoặc hạn chế phát triển.
 
Đến thời điểm này vẫn chưa thể đánh giá chung toàn bộ sinh vật ngoại lai. Hiện chỉ có đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá mức độ xâm hại của sinh vật ngoại lai” do cơ quan thuộc Bộ NN - PTNT thực hiện nhưng vẫn chưa được Hội đồng Khoa học thông qua.
 
. Nhưng doanh nghiệp đang vô tư nhập các loại sinh vật ngoại lai với mục đích lợi nhuận mà chưa có sự đánh giá, khảo nghiệm của cơ quan chức năng như rùa tai đỏ hay tôm hùm đỏ, thưa ông?
 
- Việc doanh nghiệp nhập về là trái phép và phải tái xuất số hàng cũng như chịu xử lý tùy theo mức độ sai phạm. Quan điểm là xử lý kiên quyết, triệt để sai phạm và không để các sinh vật ngoại lai gây hại.
 

img
Sau một thời gian được nhập vào VN, hiện rùa tai đỏ đã xuất hiện ở nhiều địa phương. Ảnh: ANH TUẤN

 
. Các quy định về nhập khẩu sinh vật ngoại lai đã có song xem ra đang bị buông lỏng quản lý?
 
- Các thông tư hướng dẫn về vấn đề này đã có, các cơ quan kiểm soát không thể nói không biết. Nhưng đúng là thực tế không thể biết hết được, nhất là khi các tổ chức, cá nhân đưa các loại sinh vật ngoại lai mới vào nước ta dưới dạng sinh vật cảnh bằng hình thức “xách tay”.
 
. Cục Bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa đưa ra “Đề án ngăn ngừa và kiểm soát các sinh vật ngoại lai xâm hại từ nay đến năm 2020” phải chăng là giải pháp cho vấn đề này?
 
- Đề án này chúng tôi không rõ và không thấy họ xin ý kiến bên này.
 
.  Như vậy là chưa thống nhất và chồng chéo cơ quan quản lý về lĩnh vực này?
 
- Đầu mối quản lý Nhà nước về sinh vật ngoại lai là Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NN - PTNT).

Ông Trần Đình Vĩnh, quyền Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TPHCM:

Mạnh ai nấy nhập và phát tán

Các quy định liên quan đến việc quản lý sinh vật ngoại lai hiện nay còn quá chung chung nên các cơ quan chức năng rất khó thực hiện hiệu quả. Thực tế đang diễn ra là mạnh ai nấy nhập, phát tán khắp nơi; cơ quan chức năng dù muốn kiểm soát, xử lý cũng không dễ vì vướng thủ tục, khó thực thi. Chẳng hạn ngày 21- 8- 2009, Bộ NN-PTNT có Thông tư số 33/2009/TT-BNNPTNT quy định quản lý các loài thủy sinh vật ngoại lai tại VN nhưng cũng chỉ đạo: “Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản chủ trì phối hợp với cơ quan chuyên ngành thủy sản và các cơ quan có liên quan tổ chức điều tra, xác định về mức độ xâm hại của các loài thủy sinh vật ngoại lai...”. Và đến thời điểm này cũng chưa có thông báo nào từ cơ quan Nhà nước quy định cụ thể từng loại sinh vật ngoại lại ở từng cấp độ xâm hại, nguy cơ xâm hại. Còn các địa phương thì không thể có kinh phí cũng như chuyên môn để tổ chức nghiên cứu khoa học về tác hại của từng loại...

 

Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Trưởng Phòng Bảo tồn loài nguồn gien và an toàn sinh học, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học:

Chưa có điều tra  nghiên cứu tổng thể

Hiện chưa có đánh giá, điều tra nghiên cứu tổng thể nào về tác hại của sinh vật ngoại lai, chỉ có nghiên cứu lẻ tẻ ở một số đối tượng.

Đề án “Ngăn ngừa và kiểm soát các sinh vật ngoại lai xâm hại từ nay đến năm 2020” đang được cơ quan soạn thảo xin ý kiến các bộ, ngành để hoàn tất dự thảo và trình Thủ tướng phê duyệt vào cuối năm 2010. Sau khi Thủ tướng ký ban hành, các nội dung của đề án sẽ được tiến hành thực hiện ngay để đến năm 2020, sẽ kiểm soát hiệu quả các loài sinh vật ngoại lai xâm lấn, thu hẹp và giảm thiểu tối đa số lượng các loài này, đặc biệt, phấn đấu diệt trừ 50% loài sinh vật ngoại lai xâm lấn nguy hiểm hiện có ở VN.

 

TS Dương Minh Tú, giám đốc trung tâm phân tích giám định kiểm định thực vật, Cục Bảo vệ Thực vật:

Chưa quan tâm đúng mức

Sinh vật ngoại lai xâm nhập vào VN ngày càng phức tạp nhưng công tác quản lý chưa theo kịp tình hình. Việc kiểm soát sinh vật ngoại lai còn gặp rất nhiều khó khăn do hệ thống văn bản pháp luật chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, thậm chí chưa chú ý đúng mực đến vấn đề này. Việc quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại chưa tương thích với các nước, chưa có sự thống nhất trên quy mô cả nước. Sự kết hợp giữa cơ quan hải quan, biên phòng, kiểm dịch với cơ quan chuyên trách  chưa hiệu quả. Ở từng địa phương cũng chưa có cơ quan chuyên trách. Năng lực chuyên môn còn hạn chế, nhận thức chưa đầy đủ...

Ng.Hải - B. Trân ghi

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo