xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu

Tô Hà

Tại hội thảo "Xử lý nợ xấu nhìn từ góc độ chính sách và pháp luật" tổ chức ngày 23-5 ở Hà Nội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - ông Nguyễn Đức Kiên - cho biết do nợ xấu lớn đe dọa nghiêm trọng đến hệ thống tài chính và toàn bộ hệ thống an ninh tiền tệ quốc gia nên chúng ta buộc phải có quyết sách đặc thù để xử lý.

Theo đó, dự kiến Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết riêng về xử lý nợ xấu ngay tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, cho phép thực hiện thí điểm theo cơ chế đặc thù để xử lý các vấn đề cấp bách xảy ra trong lúc chờ sửa luật.

Theo TS Nguyễn Đức Kiên, khi xây dựng nghị quyết, các bên đã phải bàn thảo rất nhiều để đi đến thống nhất các nội dụng cơ bản. Trong đó, nghị quyết có nội dung không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu; cho phép bán nợ xấu theo giá thị trường có cao, có thấp, không bắt buộc phải bảo toàn vốn nhà nước; không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân sai phạm gây ra nợ xấu.

Không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu - Ảnh 1.

Dự kiến kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV sẽ thông qua nghị quyết riêng về xử lý nợ xấuẢnh: Tấn Thạnh

Dự thảo nghị quyết có 4 điểm mới, gồm: quy định thời hạn hiệu lực 5 năm; không phân biệt nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo sở hữu (nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước hay cổ phần); giới hạn thời gian nợ xấu chỉ kết toán đến hết ngày 31-12-2016; hệ thống hóa lại quy trình xử lý tài sản bảo đảm của nợ xấu và quy định giải quyết tranh chấp qua tòa án theo quy trình rút gọn.

Số liệu được công bố tại hội thảo cho thấy năm 2012, nợ xấu lên đến 17,4% tổng dư nợ tín dụng. Sau thời gian nỗ lực xử lý - trong đó có các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, phát mại tài sản, thu hồi nợ từ thi hành án... - đến nay, nợ xấu đã giảm khoảng một nửa.

Tính đến tháng 1-2017, các tổ chức tín dụng đã xử lý được 616.700 tỉ đồng, trong đó nợ xấu tự xử lý là 349.700 tỉ đồng, chiếm 56,7% tổng nợ xấu được xử lý, còn lại là bán nợ cho các tổ chức, cá nhân khác. Theo đó, tỉ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 3-2017 giảm xuống còn 2,56% tổng dư nợ tín dụng, tính cả khối lượng đã bán cho Công ty Quản lý tài sản là 5,81%.

Nếu tiếp tục chậm xử lý nợ xấu, phí tổn phát sinh càng cao. Bởi lẽ, nợ xấu có thể dẫn đến bất ổn vĩ mô, làm giảm lòng tin của nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh, từ đó hạn chế đầu tư; ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro, ảnh hưởng đến thu ngân sách và khó giảm lãi suất như mong muốn.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo