Theo đó, hợp đồng bảo quản vàng miếng ngoài những nội dung cơ bản cần có, thì ngân hàng được phép giữ hộ vàng phải ghi rõ loại vàng miếng, số sê ri (nếu có), đặc điểm vàng miếng gửi bảo quản, đồng thời kèm theo số lượng vàng miếng gửi bảo quản, phí dịch vụ, thời hạn bảo quản, hình thức trả lại, cũng như địa điểm nhận và trả lại vàng miếng...
Các ngân hàng đang án "binh bất động" với dịch vụ giữ hộ vàng
Về thời hạn bảo quản vàng miếng, ngân hàng phải thỏa thuận với khách hàng và ghi rõ trong hợp đồng, cũng như thỏa thuận về việc trả lại vàng miếng trước hạn.
Trường hợp hợp đồng bảo quản không xác định thời hạn, ngân hàng phải trả lại vàng miếng theo yêu cầu của khách hàng bất cứ lúc nào. Và trong trường hợp này, hợp đồng phải thỏa thuận rõ thời hạn khách hàng phải báo trước với ngân hàng về việc trả lại vàng miếng.
Ngoài ra, dự thảo thông tư cũng yêu cầu các ngân hàng phải thỏa thuận với khách hàng và ghi rõ trong hợp đồng về hình thức trả lại vàng miếng đã nhận bảo quản theo một trong hai hình thức là trả lại chính số vàng miếng khách hàng đã gửi bảo quản hoặc trả lại vàng miếng cùng loại, cùng nhãn hiệu, cùng chất lượng, khối lượng với vàng miếng khách hàng đã gửi bảo quản.
Đặc biệt, dự thảo thông tư quy định ngân hàng không được sử dụng vàng miếng nhận bảo quản của khách hàng dưới bất kỳ hình thức nào kể cả chuyển đổi thành tiền, bán, cho vay, chuyển đổi, cầm cố, thế chấp, ký quỹ bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay. Tuy nhiên, ngân hàng có thể sử dụng vàng miếng nhận bảo quản của khách hàng để trả vàng miếng đã nhận bảo quản cho khách hàng khác.
Dự thảo thông tư còn nhiều thông tin quy định về điều kiện để được tham gia bảo quản vàng miếng, cũng như trách nhiệm của ngân hàng khi triển khai dịch vụ này.
Được biết, sau thời điểm tất toán trạng thái vàng vào ngày 30-6, Ngân hàng Nhà nước đã có thông báo yêu cầu các ngân hàng ngừng dịch vụ giữ hộ vàng. Tuy nhiên, sau đó cũng chính cơ quan này đã cấp phép cho 12 ngân hàng được triển khai dịch vụ này bao gồm: Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, MHB, ABBank, VietCapital Bank, BaoVietBank, TienPhongBank, LienVietPostBank, ACB và MB.
Mặc dù vậy, từ đầu tháng 8 trở lại đây, các ngân hàng thương mại được cấp phép vẫn “án binh bất động”, chưa chính thức triển khai dịch vụ để chờ hướng dẫn mới.
Sáng mai đấu thầu 26.000 lượng vàng
Chiều nay 19-8, Ngân hàng Nhà nước thông báo gọi thầu 26.000 lượng vàng vào sáng 20-8 với giá đặt cọc 38,01 triệu đồng/lượng, bằng với giá mua vào trên thị trường lúc 17 giờ chiều nay.
Trên thị trường ngày 19-8, giá vàng SJC tăng vọt lên 38,1 triệu đồng/lượng (mua vào) ở buổi sáng và giá bán tăng lên 38,35 triệu đồng/lượng, cao nhất trong 2 tuần trở lại đây.
Tuy nhiên, vào cuối chiều khi vàng thế giới có dấu hiệu hạ nhiệt, giá vàng SJC cũng đi xuống nhẹ. Theo đó, giá vàng SJC mua vào còn 38,01 triệu đồng/lượng, giá bán ra đạt 38,26 triệu đồng/lượng, đều cao hơn mức giá ngày cuối tuần đúng 10.000 đồng.
Giá vàng quốc tế lúc này khoảng 1.377 USD/ounce, tương đương 35,06 triệu đồng/lượng quy đổi, thấp hơn giá bán vàng trong nước 3,2 triệu đồng/lượng. |
Bình luận (0)