Cả nước hiện có khoảng 30 doanh nghiệp (DN) nhập khẩu gas. Qua kiểm tra các “đại gia” là Công ty Cổ phần Gas Petrolimex, Công ty Cổ phần Kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam, Công ty Cổ phần Khí hóa lỏng miền Bắc, Công ty Cổ phần Dầu khí An pha S.G, Tổng Công ty Khí (PetroVN), Thanh tra Bộ Tài chính nhận xét: Ở tất cả các khâu, từ nhập khẩu, sản xuất đến phân phối gas đều chưa được tổ chức, quản lý một cách khoa học dẫn đến giá gas cao và biến động nhiều theo chiều hướng tăng.
Manh mún, thiếu khoa học
Giá thành sản xuất gas trong nước rất thấp so với giá nhập khẩu. Trong khi giá gas nhập khẩu hơn 10.000 đồng đến 16.268 đồng/kg, giá sản xuất trong nước chỉ từ 2.391 đồng đến 3.748 đồng/kg nhưng giá đến tay người dân bị đẩy lên tới 14.718 đồng đến 21.791 đồng/kg!
Thanh tra Bộ Tài chính cũng cho biết Nhà nước cũng chưa có cơ chế về quản lý giá đối với hoạt động kinh doanh gas nên dẫn đến hiện tượng thất thu thuế; quyền lợi của người tiêu dùng chưa được bảo vệ về giá cả và chất lượng, an toàn của sản phẩm gas.
Do chưa có quy hoạch tổng thể đối với các DN đầu mối kinh doanh gas khiến có quá nhiều đầu mối quy mô nhỏ, không đầu tư xây dựng bồn bể nên năng lực tồn chứa yếu, vừa nhỏ vừa manh mún. Việc nhập khẩu gas theo từng chuyến nhỏ lẻ, chất lượng không được kiểm soát.
Giá gas nhập khẩu tại cùng thời điểm cũng có sự chênh lệch khá lớn giữa các DN. Chẳng hạn đầu năm 2007, trong khi Gas Sài Gòn nhập với giá 8.944 đồng/kg thì Gas Petrolimex khai giá nhập tới 10.460 đồng/kg. tháng 6-2008, Công ty Cổ phần Kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam nhập với giá 15.523 đồng/kg thì Gas Petrolimex nhập với giá 16.744 đồng/kg...
Không giảm giá tối đa dù hoàn toàn có thể
Tổng Công ty Khí - đơn vị duy nhất sản xuất gas trong nước – đang chiếm hơn 30% tổng sản lượng tiêu thụ gas cả nước với nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nguồn khí mỏ Bạch Hổ với giá rất thấp, chi phí sản xuất cũng rất thấp do đã hết khấu hao.
Một cửa hàng bán gas trên đường Trần Quang Diệu, quận 3 - TPHCM. Ảnh: N. HỮU
Bình quân, giá thành sản xuất năm 2007 chỉ có 2.391 đồng/kg, sang năm 2008 là 3.748 đồng/kg. Thanh tra Bộ Tài chính nhận xét giá thành sản xuất gas trong nước rất thấp so với giá vốn gas nhập khẩu, tuy nhiên giá Tổng Công ty Khí bán cho các đầu mối với tỉ lệ giảm so với giá nhập khẩu còn thấp: Năm 2007 giảm bình quân có 0,7%, nửa đầu năm 2008 giảm 0,3% trong khi theo quy định, DN này có thể giảm tới 5%.
Chỉ khi có chỉ đạo của Thủ tướng về thực hiện các biện pháp bình ổn giá, tháng 7-2008, DN này mới giảm 2% so với giá nhập khẩu. Như vậy, rõ ràng là Tổng công ty Khí chưa thực hiện giảm giá tối đa để bình ổn giá bán lẻ trên thị trường trong khi hoàn toàn có thể thực hiện được.
Lòng vòng đẩy giá lên cao
Là mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá của Nhà nước song hiện nay, các DN, nhà kinh doanh gas chưa phải chịu trách nhiệm về giá bán đến người tiêu dùng. Các tổng đại lý chủ yếu chỉ phân phối gas bình cho các đại lý, không bán trực tiếp đến người tiêu dùng nên không quản lý được giá bán lẻ.
Vì không kiểm soát được giá bán nên DN chỉ chăm sóc hệ thống đại lý chứ không phải chăm sóc khách hàng. Đó cũng là lý do khiến người tiêu dùng phải mua gas với giá cao và sử dụng gas không an toàn. Cơ quan quản lý giá, quản lý thị trường, thuế cũng chưa thực sự quan tâm đến hoạt động này nên đã để xảy ra tình trạng tùy tiện nâng giá, kinh doanh gas lậu, trốn thuế, lậu thuế.
Việc bán lẻ gas hiện nay cũng không có cơ chế đăng ký giá bán, không có điều khoản ràng buộc của Nhà nước, của các DN cung cấp gas về giá bán. Cơ chế phân phối này có thể nói là xé lẻ hệ thống phân phối, lợi nhuận từng khâu không cao nhưng giá đến tay người tiêu dùng cao.
Việc mua bán gas thực hiện qua điện thoại, các đại lý mua đứt bán đoạn và thu tiền ngay nên không lưu giữ sổ sách ghi chép. Các đại lý đều báo cáo giá bán đúng theo giá khuyến cáo của các hãng gas và báo chí đưa tin nhưng nhìn chung không xác định được giá bán thực tế tới người tiêu dùng, đặc biệt là vào các đợt giá gas tăng.
Thanh tra Bộ Tài chính nhận xét: Một số DN mua gas sản xuất trong nước của Tổng Công ty Khí cũng không bán trực tiếp đến người tiêu dùng mà bán lại cho các đơn vị đầu mối kinh doanh khác, gây ra hiện tượng mua bán lòng vòng. Việc làm này đã đẩy giá gas lên cao, nhất là tại hai công ty Cổ phần Khí hóa lỏng miền
Phát hiện 68,8 tỉ đồng ngoài kê khai của DN Kiểm tra sổ sách, Thanh tra Bộ Tài chính còn phát hiện các DN hạch toán chưa đúng kết quả kinh doanh và yêu cầu Tổng công ty Khí, Gas Sài Gòn, Anpha S.G và Khí hóa lỏng miền Nam phải nộp bổ sung hơn 68,8 tỉ đồng các khoản bị phát hiện thêm ngoài số kê khai của DN. |
Bình luận (0)