xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kiểm soát chặt dòng tiền

SƠN NHUNG - THÁI PHƯƠNG

Để chặn nguy cơ bong bóng bất động sản, điều quan trọng là phải kiểm soát được dòng tiền ngân hàng chảy vào lĩnh vực này, từ chủ đầu tư đến cả khách hàng vay mua nhà đất

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng (NH) Nhà nước Chi nhánh

TP HCM, hầu hết các dự án bất động sản (BĐS) trên địa bàn TP đều có vay vốn NH. Việt Nam cũng là nước duy nhất có tình trạng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai (mua bán nhà trên giấy) nên trong quá khứ, khi BĐS sốt giá không ít trường hợp mua xong bị chủ đầu tư lừa đảo, hứa lèo…

Cần đề phòng

Ông Nguyễn Nam Hiền, Tổng Giám đốc Công ty Hưng Thịnh Land, cho rằng thị trường BĐS đang ấm lên do nhiều chính sách tác động cùng với lãi suất NH đã tạo niềm tin cho khách hàng. Mặc dù từ đầu năm đến nay, thị trường BĐS tăng trưởng khoảng 15% nhưng không hẳn sẽ có “tiêu cực”.

“Ngay thời điểm thị trường BĐS TP HCM vẫn còn khó vào năm ngoái thì tại Hà Nội đã xảy ra một số cơn sốt giá. Thị trường TP HCM phát triển chậm nhưng chắc” - ông Hiền đúc kết và cho rằng bong bóng BĐS khó xảy ra trong thời điểm này.

Dự án nhà ở với 1.330 căn hộ đang được xây dựng ở phường Bình Khánh, quận 2, TP HCM Ảnh: Hoàng Triều
Dự án nhà ở với 1.330 căn hộ đang được xây dựng ở phường Bình Khánh, quận 2, TP HCM Ảnh: Hoàng Triều

Còn theo tổng giám đốc một công ty có thế mạnh về môi giới BĐS tại TP HCM, đang có dấu hiệu nhà đầu tư quay lại mua căn hộ chờ chênh lệch giá để bán ra (lướt sóng). Thực tế, thị trường BĐS ấm lên phần lớn do niềm tin của nhà đầu tư đã khôi phục. Các chủ đầu tư có tiềm lực, uy tín đã tung ra sản phẩm tốt, chất lượng nhằm thu hút người mua có nhu cầu ở thực, còn với những dự án căn hộ giá cao, chủ yếu là thu hút nhà đầu tư đầu cơ.

“Thời điểm trước cơn sốt nhà đất ở Mỹ năm 2008, có khá nhiều ý kiến cảnh báo của chuyên gia nhưng không ai quan tâm. Quan sát và kinh nghiệm từ ngành tài chính Việt Nam cũng như ở các nước, tôi cho rằng bong bóng BĐS rất có thể hình thành từ những thời điểm như thế này.

Với những dấu hiệu diễn ra trên thị trường hiện nay, nguy cơ về một đợt sốt giá BĐS trong vòng 3-4 năm tới là hoàn toàn có thể nên cơ quan quản lý cần đề phòng và ngăn chặn từ sớm” - ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, nói.

Qua thời cho vay “cẩu thả”

Chuyên gia tài chính Huỳnh Trung Minh cho rằng giá BĐS hiện đã xuống mức phù hợp và lượng giao dịch tăng khoảng 10%-20% so với trước. Lãi suất cũng giảm về mức hợp lý nên nhiều người đã vay tiền NH để mua căn hộ cho thuê. Tiền cho thuê đủ trả gốc và lãi NH cho thấy đây là thời điểm phù hợp để đầu tư BĐS. Ông Trung nhận định khả năng tái diễn tình trạng bong bóng BĐS là khó bởi cả NH thương mại và người mua nhà đã “tỉnh táo” hơn.

Phó tổng giám đốc một NH cổ phần nói rằng bản thân NH ông cũng rất thận trọng khi phê duyệt khoản vay trong lĩnh vực BĐS, không phải dự án nào, chủ đầu tư nào cũng cho vay. Với BĐS, có 2 dạng: cho chủ đầu tư vay để triển khai dự án và cho khách hàng cá nhân vay mua căn hộ chung cư.

“Một số doanh nghiệp (DN) vướng nợ xấu hoặc khách hàng cá nhân mua căn hộ do DN này triển khai cũng không được cho vay. Đã qua thời NH cho vay “cẩu thả” bởi nợ xấu để lại đến giờ vẫn là gánh nặng chưa xử lý xong” - vị lãnh đạo này nói.

Từ ngày 1-7, Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi quy định các dự án BĐS muốn bán ra thị trường phải được NH thương mại bảo lãnh. Đây được xem là tín hiệu tốt, làm tăng niềm tin cho thị trường và tiếp sức cho các DN có uy tín, dự án tốt.

Ông Nguyễn Hoàng Minh cho rằng với những quy định hiện nay và quyết tâm của Chính phủ sẽ không để tình trạng sốt giá BĐS xảy ra. Từ tháng 4-2012 đến nay, cho vay BĐS vẫn bình thường nhưng NH Nhà nước kiểm soát và áp chỉ tiêu tăng trưởng cho từng NH thương mại, trung bình mỗi năm tín dụng vào nhà đất tăng thêm khoảng 10% là phù hợp.

“Để tín dụng không tập trung quá nhiều vào BĐS, phải kiểm soát chặt tính khả thi của dự án, đặc biệt là năng lực của chủ đầu tư. Hiện tín dụng BĐS chỉ chiếm khoảng 15% trong tổng dư nợ tín dụng. Việc bảo lãnh dự án BĐS theo quy định của Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi sẽ làm thị trường ấm lên nhưng cũng loại ra những DN làm ăn không đàng hoàng” - ông Minh nhận định.

Để chặn những cơn sốt nhà đất trong tương lai, theo ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, cần hạn chế tình trạng NH cho vay tiền một cách dễ dàng để đầu cơ BĐS. Có thể áp dụng chính sách hạn mức vay đầu tư BĐS hoặc không được hưởng lãi suất ưu đãi để đầu cơ.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 25-6

Nợ xấu hơn 5%

Tín dụng BĐS tại TP HCM hiện chiếm hơn 50% cả nước và tỉ lệ nợ xấu lên tới hơn 5% so với quy định. Trước đây, nhiều thời điểm nợ xấu trong BĐS lên tới 7%.

Ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết theo yêu cầu của NH Nhà nước, đến cuối năm 2015, nợ xấu phải được kéo về dưới 3%, kể cả trong lĩnh vực BĐS nên các NH thương mại đang nỗ lực kéo giảm bằng nhiều giải pháp. Khi đó, các DN sẽ có điều kiện tiếp cận vốn vay NH dễ dàng hơn.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo