xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng thế nào nếu nổ ra "chiến tranh thương mại" Mỹ-Trung?

Tin-ảnh: Dương Ngọc

(NLĐO)- Theo ADB, Việt Nam cần lưu ý đến tác động tiêu cực nếu xảy ra "chiến tranh thương mại" giữa 2 nền kinh tế lớn, 2 đối tác quan trọng là Mỹ và Trung Quốc.

Tại buổi họp báo công bố Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) 2018 sáng 11-4, ông Eric Sidgwick, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam, lưu ý tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó đặc biệt chịu ảnh hưởng của tác động 2 nền kinh tế lớn là Mỹ và Trung Quốc nên bất kỳ sự đứt gãy nào trong mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia này cũng sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam.

Kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng thế nào nếu nổ ra chiến tranh thương mại Mỹ-Trung? - Ảnh 1.

Đại diện Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam trong buổi họp báo

Trình bày nội dung báo cáo, ông Aaron Batten, chuyên gia kinh tế quốc gia ADB tại Việt Nam, cho rằng một sự cố nghiêm trọng trong thương mại giữa hai đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc sẽ có thể dẫn tới những tác động lan tỏa đối với tăng trưởng kinh tế.

70-80% ứng viên quản lý, kỹ thuật không đủ trình độ

ADB nhấn mạnh thiếu lao động có kỹ năng hiện là trở ngại quan trọng trong kinh doanh ở Việt Nam. Bên cạnh tình trạng không đủ lực lượng lao động được đào tạo bài bản khi có chưa đầy 20% người lao động được đào tạo sau THCS một cách chính thức; còn có vấn đề các kỹ năng được đào tạo sai lệch. Các cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng việc tuyển dụng lao động vào những công việc đòi hỏi kỹ năng cao là thách thức lớn nhất cho hầu hết các doanh nghiệp, trong đó 70-80% ứng viên vào các vị trí quản lý và kỹ thuật được cho là không đủ trình độ.

Phân tích sâu hơn về ảnh hưởng nếu "chiến tranh thương mại" Mỹ - Trung xảy ra, ông Aaron Batten cho rằng nền kinh tế Việt Nam tuy triển vọng khá lạc quan song phải đối mặt với một số rủi ro. Trong đó có tình trạng chủ nghĩa bảo hộ thương mại trên toàn cầu, xu hướng bảo hộ thương mại đang gia tăng. Mức độ phụ thuộc thương mại, phụ thuộc tăng trưởng vào xuất khẩu của nền kinh tế Việt Nam khá cao, nếu có sự đứt gãy trong xuất khẩu sẽ ảnh hưởng lớn. "Việt Nam rất dễ bị tổn thương nếu gia tăng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Nếu Mỹ và Trung Quốc tăng các loại thuế sẽ có tác động lan tỏa đến kinh tế Việt Nam"- ông khẳng định.

Theo phân tích, Việt Nam không chỉ phụ thuộc về thương mại mà còn có tính liên kết cao với 2 thị trường này. Nếu xảy ra việc tăng các loại thuế giữa Mỹ và Trung Quốc, hoạt động thương mại ở Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc thương mại khi kim ngạch thương mại của Việt Nam chiếm tới 185% GDP. Mô hình tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào mức tăng xuất khẩu liên tục cao. Trong khi đó, năm 2017, tỉ trọng xuất khẩu trên tổng kim ngạch của Việt Nam với Trung Quốc là 16,5%; với Mỹ là 19,4%. Còn tỉ trọng nhập khẩu trên tổng kim ngạch của Việt Nam với Trung Quốc là 27,7%; với Mỹ là 4,3%. 

Đây là 2 đối tác quan trọng với Việt Nam cả về xuất khẩu và nhập khẩu. Nếu thuế tăng, thương mại giữa 2 nước này sẽ giảm. Mặc dù có khả năng là thương mại với các nước khác tăng lên, song thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn giảm sẽ tác động tiêu cực đến thương mại toàn cầu và tác động lan tỏa đến Việt Nam. Việt Nam cần lưu ý điều này.

Ví dụ cụ thể, hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc được sử dụng vào sản xuất để xuất khẩu tiếp. Mặt khác, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, vốn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch, cũng bị ảnh hưởng và sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam…

Dự báo tăng trưởng GDP đạt 7,1%

Theo báo cáo, Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục đạt được kết quả tăng trưởng mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng GDP dự báo tăng lên 7,1% trong năm nay, trước khi giảm xuống còn 6,8% trong năm 2019. Lạm phát sẽ đạt mức trung bình 3,7% trong năm nay, tăng lên so với mức 3,5% của năm 2017 và đạt tới 4,0% trong năm 2019, do sự gia tăng cầu nội địa và giá cả hàng hóa toàn cầu.

Ông Eric Sidgwick, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, lưu ý tăng trưởng cao là tốt cho Việt Nam song Việt Nam hiện ở đỉnh cao, ở độ chín tăng trưởng, do đó áp lực càng cao. "Phải nhớ Việt Nam cần gì, tăng trưởng cao nhưng phải duy trì ổn định lâu dài, tốt nhất là tăng trưởng cần được san sẻ một cách đồng đều, để mọi người được cùng hưởng lợi. Nếu tăng trưởng nóng sẽ ảnh hưởng đến giá cả. Hiện nay lạm phát tuy chưa quá cao nhưng có chiều hướng tăng trong 2 năm tới, điều quan trọng là kiểm soát lạm phát"- ông lưu ý.

"Tăng trưởng quan trọng song chất lượng tăng trưởng còn quan trọng hơn; và nhất là tăng trưởng có bền vững hay không. Không nên cố gắng chạy theo tăng trưởng cao, ví dụ như tăng trưởng tín dụng phải không để nợ xấu gia tăng, chất lượng tín dụng cần theo dõi hết sức sát sao".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo