xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kỳ vọng sửa đổi Luật Thuế TNCN

ThS-LS Nguyễn Đức Nghĩa (Chủ nhiệm CLB Đại lý thuế TP HCM kiêm Tổng Giám đốc Công ty Luật TNHH Việt Tín Nghĩa)

Luật Thuế thu nhập cá nhân cần thay đổi để phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại và tương lai

Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) ban hành từ năm 2007; được sửa đổi, bổ sung năm 2012 và năm 2014 để phù hợp với điều kiện thu nhập xã hội, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước. Tuy nhiên, tại thời điểm này và trong tương lai, các quy định về thu nhập từ tiền lương, tiền công, giảm trừ gia cảnh của Luật Thuế TNCN đang bộc lộ nhiều hạn chế.

Nhiều chi phí cần được khấu trừ

Chúng ta đều biết thuế TNCN được áp dụng đối với hầu hết các loại thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được trong kỳ tính thuế, trừ đi một số khoản đóng bảo hiểm nhân viên. Nếu so sánh với quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), phần giảm trừ thu nhập chịu thuế của thuế TNCN có phần hạn chế. Bởi, Luật Thuế TNDN cho phép khấu trừ toàn bộ các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Trong khi đó, thuế TNCN không cho phép người nộp thuế khấu trừ các chi phí liên quan đến việc tái tạo sức lao động, kiến thức phục vụ công việc, như chi phí khám chữa bệnh, học tập, chăm sóc gia đình, mua sắm công cụ làm việc…

Kỳ vọng sửa đổi Luật Thuế TNCN - Ảnh 1.

Làm thủ tục quyết toán thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH

Theo tôi, đây là các chi phí phát sinh khá lớn trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động. Vì hiện nay, người lao động phải thường xuyên khám chữa bệnh để bảo đảm sức khỏe làm việc lâu dài. Họ cũng phải tích cực học bổ túc nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc, đủ khả năng thích ứng với trình độ công nghệ cao, phù hợp định hướng hiện đại hóa nền kinh tế…

Một vấn đề khác là thuế TNDN yêu cầu chi phí hợp lý phải kèm theo điều kiện về hóa đơn chứng từ hợp lệ, trong khi Luật Thuế TNCN không đề cập tiêu chuẩn này. Điều này không khuyến khích cá nhân nhận hóa đơn khi mua hàng hóa hay sử dụng dịch vụ, làm gia tăng ẩn lậu thuế do người bán không phát hành hóa đơn hoặc phát sinh tình trạng mua bán hóa đơn do có một lượng hàng đã xuất kho nhưng người mua không nhận hóa đơn.

Các vấn đề nói trên thường dẫn tới hệ lụy không bảo đảm nguyên tắc công bằng giữa các sắc thuế, tạo khe hở cho ẩn lậu thuế làm thất thu ngân sách nhà nước. Do đó, nhà nước cần sớm cho phép người nộp thuế được khấu trừ thu nhập chịu thuế từ các chi phí cơ bản như ăn, mặc, ở, đi lại, chữa bệnh… có hóa đơn hợp pháp. Cụ thể là được khấu trừ thu nhập chịu thuế từ chi phí tiền thuê nhà ở, điện, nước; học phí cho bản thân, cho con; mua nhà ở, bảo hiểm, phương tiện đi lại…; chi phí chữa bệnh hiểm nghèo đối với bản thân, vợ/chồng, cha mẹ, con cái; các khoản chi dịch vụ chăm sóc sức khỏe, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ…

Đến lúc thay đổi mức giảm trừ gia cảnh

Liên quan đến thuế TNCN, giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của người nộp thuế. Mức độ giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh theo Luật Thuế TNCN 2012 là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm) và đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2013.

Mặt khác, Luật Thuế TNCN 2012 còn quy định: "Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo".

Trong khi đó, CPI và tiền lương từ năm 2012 đến 2019 liên tục tăng. Số liệu thống kê cho thấy CPI nước ta từ năm 2013 đến tháng 9-2019 đã tăng 23,55%. Nghĩa là CPI đã vượt xa mức tối thiểu 20% để Chính phủ có thể xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế.

Đồng thời, số liệu tổng hợp cũng cho thấy tỉ lệ tăng CPI (23,55%) chậm hơn rất nhiều so với tỉ lệ tăng mức lương cơ sở (36,79%) và tỉ lệ tăng mức lương tối thiểu (60,91%). Do đó, Luật Thuế TNCN cũng nên xem xét căn cứ vào tỉ lệ tăng tiền lương để thay đổi mức giảm trừ gia cảnh thay vì căn cứ tỉ lệ tăng của CPI như hiện nay. Bởi tiền lương gắn bó mật thiết với thu nhập của người lao động và tỉ lệ tăng tiền lương được Chính phủ ban hành định kỳ hằng năm, sau khi tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý lao động và cộng đồng doanh nghiệp. 


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo