xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lãi suất cho vay sẽ về 10%/năm

LINH ANH

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết định hướng điều hành lãi suất trong năm nay là kéo giảm lãi suất cho vay về mức 10%/năm

Ngày 5-4, tại TPHCM, hội nghị triển khai các giải pháp tiền tệ ngân hàng (NH) nhằm thúc đẩy, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đã được tổ chức dưới sự chủ trì của Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Văn Bình.

img
Lãi suất cao đang là giánh nặng cho các doanh nghiệp.
Trong ảnh: Hoạt động may xuất khẩu của một doanh nghiệp dệt may tại TPHCM. Ảnh: HỒNG THÚY

“Đau đầu vì tín dụng tăng chậm”

Ông Tô Duy Lâm, Giám đốc NH Nhà nước Chi nhánh TPHCM, cho biết so với cuối năm ngoái, lãi suất huy động và cho vay đã giảm 1,5%-2%/năm. Riêng các lĩnh vực ưu tiên, lãi suất cho vay chỉ còn 11%/năm, nhiều sản phẩm ưu đãi NH thương mại đưa ra lãi suất từ 8%-11%/năm dành cho khách hàng truyền thống, sản xuất, kinh doanh hiệu quả…
Tính đến cuối tháng 3, tổng vốn huy động trên địa bàn TP ước đạt trên 1 triệu tỉ đồng, tăng 2,5% so với cuối năm ngoái. Sau 2 tháng đầu năm tín dụng giảm 0,53%, đã có dấu hiệu tăng trở lại trong tháng 3. Dư nợ tín dụng đối với 5 lĩnh vực ưu tiên đạt trên 96.000 tỉ đồng, tăng 92% so với thời điểm bắt đầu thực hiện, tháng 7-2012.
Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, hiện ngành NH đang đau đầu vì tín dụng tăng chậm, trong khi nền kinh tế quá phụ thuộc vào vốn để tăng trưởng. Nếu tín dụng không tăng trưởng, tăng trưởng GDP sẽ chậm lại. Tuy nhiên, tín dụng không thể tăng quá nóng như những năm trước.
“Khi đó, tỉ lệ sử dụng vốn trên nguồn huy động sẽ rất cao, đến 97%-98%, có NH 100% khiến lãi suất bị đẩy lên, NH cạnh tranh nhau… rủi ro thanh khoản luôn rình rập” - ông Bình nói.

Tổng Giám đốc NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), ông Trương Văn Phước, cho rằng lãi suất thấp mà doanh nghiệp (DN) không vay được là vấn đề lớn của nền kinh tế. Cầu giảm, tín dụng không tăng nên cần sớm ổn định về lãi suất, tỉ giá...

Phải giảm tiếp lãi suất

Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Thủy sản Hùng Vương, cho biết mặt bằng lãi suất cho vay đã được kéo xuống nhưng chưa đủ, tiếp cận vốn tín dụng còn khó khăn. Nhiều DN phải lấy vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn. Quy trình nuôi cá tra thường từ 9-12 tháng nhưng chính sách chỉ cho vay ngắn hạn, vòng quay vốn không đủ mà còn bị sức ép trả nợ, phải bán hàng giá rẻ…
“Cuối năm ngoái, giá tôm xuất khẩu là 10 USD/kg, trong 2 tháng đầu năm, giá tăng lên 13 USD/kg nhưng DN trong ngành không có cơ hội về vốn vay nên không dự trữ được. Nếu NH không có chính sách hỗ trợ, DN khó cạnh tranh được với các DN nước ngoài trong cùng nghề” - ông Minh cho biết.

Cùng gặp khó khăn về lãi suất, ông Đỗ Duy Thái, Tổng Giám đốc Công ty Thép Việt, cho rằng đối với những DN đầu tư vào công nghệ là phải vay vốn NH. Hiện DN của ông chỉ chạy với công suất 60%, muốn nâng công suất lên mức 70% nhưng lãi suất cho vay dài hạn hiện vẫn 13%/năm là rất khó khăn. Lãi suất cho vay dài hạn dưới 10%/năm, DN mới xuất khẩu được, dù không có lãi mà chỉ cầm cự để duy trì DN, nuôi sống 14.000 công nhân…

Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP, cho rằng: Trong khi trần lãi suất huy động đã giảm về mức 7,5%/năm, các DN kiến nghị nên tiếp tục hạ lãi suất cho vay về dưới 10%/năm. NH Nhà nước cũng nên điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay cũ. Hiện nhiều DN vẫn đang có khoản vay với lãi suất từ 15%-18%/năm.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng lãi suất cho vay dài hạn ở mức 13%/năm là quá tốt bởi huy động vốn trung dài hạn của các NH thương mại hiện đã ở mức 11%-12%/năm. “Tôi cũng mong lãi suất trung, dài hạn về mức 8%-10%/năm bằng với mặt bằng các nước nhưng khả năng của ngành NH cũng còn hạn chế” - ông Bình nói. Tuy nhiên, theo thống đốc, lạm phát hiện nay thấp hơn nhiều so với năm ngoái. Khả năng kiềm chế lạm phát dưới 7%/năm là có thể, thời gian tới, lãi suất tiền gửi sẽ quanh mức 7%/năm và các DN sẽ có thể cho vay với lãi suất 10%/năm.

TPHCM còn 50.915 tỉ đồng nợ xấu

Theo ông Tô Duy Lâm, tỉ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TPHCM còn ở mức cao. Tính đến ngày 28-2, nợ xấu của các tổ chức tín dụng là 50.915 tỉ đồng, chiếm 5,98% tổng dư nợ cho vay, trong đó nợ có khả năng mất vốn chiếm gần 63% tổng nợ xấu. Theo đó, nợ xấu của nhóm NH thương mại Nhà nước là 5,78%, nhóm NH thương mại cổ phần 5,6%, nhóm NH nước ngoài 2,29%, nhóm NH liên doanh 5,64%, các công ty cho thuê tài chính 46,97% và công ty tài chính 19,54%. Riêng dư nợ cho vay bất động sản vào khoảng 88.480 tỉ đồng, chiếm 10,4% tổng dư nợ cho vay trên địa bàn TPHCM.
Th.Thơ
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo