Khách hàng tham dự phiên chợ có thể yên tâm lựa chọn, mua cho mình những củ sâm, sản phẩm từ sâm Ngọc Linh và các loại cây dược liệu khác như hồng đẳng sâm, nấm linh chi... Đặc biệt, phiên chợ có riêng một gian hàng để trưng bày sâm Ngọc Linh thật và các loại củ giống với sâm Ngọc Linh nhằm giúp khách nhận diện.
Khách hàng tìm hiểu về cây sâm Ngọc Linh tại phiên chợ
* Cùng ngày, tại Diễn đàn sâm Ngọc Linh do UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức, nhiều biện pháp phát triển bền vững cây sâm Ngọc Linh đã được thảo luận.
Trao đổi tại diễn đàn, ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, cho rằng việc phát triển cây sâm Ngọc Linh gắn với bảo vệ rừng, phát triển du lịch là lợi thế lớn của huyện Tu Mơ Rông, trong đó giữ rừng là điều kiện tiên quyết để phát triển các lợi thế còn lại. Còn theo ông Đặng Thanh Long, Chủ tịch Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Kon Tum, sâm Ngọc Linh có uy tín, giá trị kinh tế cao, do đó cần xây dựng thương hiệu, xác lập quyền sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc, nhãn mác và công bố chất lượng sản phẩm để người tiêu dùng yên tâm... Phải có ý thức gây dựng, giữ gìn và bảo vệ uy tín, danh tiếng cho thương hiệu sâm Ngọc Linh. Về việc phát triển du lịch gắn với sản phẩm đặc hữu của địa phương, ông Long cho rằng cần phải đánh giá cụ thể về các sản phẩm đặc sản của địa phương để biết được tiềm năng, lợi thế, khả năng phát triển, từ đó giúp du khách có sự lựa chọn khi đến với địa phương.
Bình luận (0)