xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

T.Dũng

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 09 thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN).

Theo đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với DN do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên theo quy định của pháp luật. Ủy ban có tư cách pháp nhân, con dấu hình quốc huy và tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước.

Lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Ảnh 1.

Nhà nước sẽ tiếp tục thoái vốn tại Vinamilk Ảnh: Tấn Thạnh

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 66, ngày 15-1, thành lập tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN. Theo đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ là tổ trưởng tổ công tác; ông Nguyễn Hoàng Anh (cựu Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng), Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN, tổ phó thường trực. Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai các công việc phục vụ việc thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN và kết thúc nhiệm vụ khi hình thành được bộ máy của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN là mô hình được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra trong dự thảo nghị định về thực hiện các quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước. Đây là cơ quan chuyên trách quản lý DN nhà nước với quy mô vốn và tài sản lên tới 5 triệu tỉ đồng. Dự thảo đã công bố danh sách dự kiến 30 DN và vốn nhà nước tại DN sẽ chuyển giao cho ủy ban này quản lý, trong đó có 9/10 tập đoàn kinh tế (ngoại trừ Viettel là doanh nghiệp quốc phòng) và 21 tổng công ty đang thuộc sự quản lý của 7 bộ: Công Thương, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng và Y tế. Trong danh sách này, chiếm chủ đạo là các DN của Bộ Công Thương với 6 tập đoàn và 6 tổng công ty. Đáng chú ý là "siêu" ủy ban mới này cũng sẽ quản lý cả Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) - DN được thành lập với chức năng tương tự như của ủy ban.

Trong năm 2018, theo Bộ Tài chính, danh mục bán vốn nhà nước sở hữu sẽ có nhiều thương hiệu lớn như Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco), tiếp tục thoái vốn tại Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk), các DN trong danh mục quản lý của SCIC...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo