Đây là một trong bảy thùng cua ướp lạnh của chị Tuyết chuẩn bị xay nhuyễn ra đem bán với giá khá cao - Ảanh: BỬU ĐẤU
Theo ông Huỳnh Công Phương - phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Hội Đông (An Giang), toàn xã hiện có trên 100 hộ làm nghề đặt lọp cua, trung bình mỗi hộ đặt 200 - 500 lọp, với giá cua như hiện nay nhiều hộ đang “hốt bạc” với thu nhập từ 300.000 - 500.000 đồng/ngày nên bà con rất phấn khởi.
Nước nhỏ, "thất" cá "nhờ" cua
Ước tính cả toàn huyện An Phú, An Giang chuyển trên chục tấn cua, ốc để đi TP.HCM và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Xã Vĩnh Hội Đông là một trong ba xã đầu nguồn của huyện có thương lái thu mua cua từ Campuchia vận chuyển lên TP.HCM nhiều nhất, giúp hàng chục lao động địa phương có công ăn việc làm ổn định.
Chị Lê Thị Bạch Tuyết, ấp Vĩnh Hòa, làm nghề mua bán cua gần 20 năm nay, cho biết mỗi ngày chị mua cua khoảng 4 tấn rồi cho nhân công lựa chọn ra.
Nếu cua tốt thì để nguyên con vào bao vận chuyển đi, còn cua nhỏ và xấu thì ngâm đá lạnh, sau đó xay nhuyễn ra vô từng bịt ngâm đá lạnh để bán lên Sài Gòn.
Cua bán một lời một. Giá cua cũng từ đó mà khác nhau, dao động 10.000 - 15.000 đồng/kg tùy theo loại. Sau khi phân loại chị chuyển số hàng này giao cho các đầu mối ở TP.HCM với giá 20.000 - 25.000 đồng/kg.
Chỗ của chị có 8 người làm thuê chủ yếu là vận chuyển và phân loại cua, thu nhập từ 200.000 - 300.000 đồng/người/ngày tùy công việc.
“Năm nay nước nhỏ hơn mọi năm nên bà con có ai làm được nghề gì đâu, toàn nhờ con cua này thôi. Giá cua năm nay cũng cao hơn năm rồi khoảng 5.000 đồng/kg, bà con làm nghề cua năm nay vui lắm!” - chị Tuyết nói.
Nước nhỏ, không có cá bà con bắt ốc
“Hiện nay gia đình tôi mua khoảng 3 tấn cua/ngày, sau khi trừ hết chi phí, tiền nhân công này nọ thì tôi cầm chắc trong tay trên 1 triệu đồng/ngày rồi, khỏe và nhẹ nhàng hơn các nghề khác nhiều! Còn người làm lọp cua ít gì cũng vài trăm ngàn đồng/ngày, có lúc cua đầu mùa giá cao nên có người kiếm gần cả triệu nữa đó!” - ông Tiếp nói.
“Năm nay nước nhỏ bà con đánh bắt cá ít nên chuyển sang bắt ốc nhiều" - anh Công nói.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Thành Tâm, phó Phòng NN&PTNT huyện An Phú, cho biết năm nay nước nhỏ hơn rất nhiều so với cùng kỳ nên nông dân vùng đầu nguồn lũ này chủ yếu đặt lọp cua, bắt ốc để bán mưu sinh là nhiều.
Toàn huyện hiện có trên chục hộ làm chủ vựa thu mua cua, ốc ở các xã: Khánh Bình, Nhơn Hội, Vĩnh Hội Đông và thị trấn Long Bình.
Mùa lũ năm nay nhiều bà con đầu tư rất lớn để đón lũ nhưng con lũ quá “cạn” khiến nông dân thất vọng rất nhiều. Việc ăn nên làm ra từ con cua, con ốc cũng phần nào giúp họ có công ăn việc làm ổn định để mưu sinh mùa lũ cạn này.
Cua được thương lái mua từ khắp nơi trong huyện và nơi khác, sau đó được phân loại vào bao chuyển lên TP.HCM - Ảnh: BỬU ĐẤU
Cua được thương lái phân loại vào bao để chuyển lên TP.HCM - Ảnh: BỬU ĐẤU
Nhờ nước lũ nhỏ nên nhiều người chuyển sang bắt ốc bán thu nhập cũng khá hơn. Đây là số ốc đã làm rồi chuẩn bị đóng thùng chuyển đi - Ảnh: BỬU ĐẤU
Cua này được chị Tuyết phân loại ra từng bao để bán tại TP.HCM với giá từ 20.000 -25.000đ/kg - Ảnh: BỬU ĐẤU
Chưa năm nào việc mua bán cua vùng đầu nguồn nhộn nhịp như hiện nay - Ảnh: BỬU ĐẤU
Bình luận (0)