“Bán tháo” để cắt lỗ
Dù thị trường căn hộ đang trong lúc khó khăn nhưng tại TPHCM những dự án cao ốc căn hộ vẫn tiếp tục mọc lên. Ảnh: HỒNG THÚY
Một bạn đọc phản ánh đến Báo Người Lao Động về tình trạng “bán tháo” đang xảy ra đối với các nhà đầu tư mua căn hộ cao cấp của dự án Saigon Pearl, quận Bình Thạnh. Bạn đọc này cho biết năm 2008, anh mua một căn hộ cao cấp thuộc dự án trên với giá 2.500 USD/m2 (hợp đồng tính giá bằng USD) lúc giá USD chưa đến 16.000 đồng/USD.
Áp lực từ nhiều phía
Nhận định về tình trạng xả hàng (bán tháo, cắt lỗ) của các nhà đầu tư trên thị trường BĐS hiện nay, đại diện một công ty địa ốc nhận xét các nhà đầu tư thứ cấp không chịu nổi lãi suất tăng cao và thị trường căn hộ ế ẩm nên buộc phải xả hàng để có tiền đáo nợ NH.
Phó tổng giám đốc một NH thương mại cổ phần tại TPHCM cho biết hiện nhiều NH đã ngưng các khoản cho vay BĐS đối với công ty địa ốc và cả nhà đầu tư. Đồng thời nhiều NH còn phải đẩy mạnh thu hồi các khoản nợ phi sản xuất như chứng khoán, vay tiêu dùng và BĐS.
Nhiều chuyên gia về thị trường nhà đất phân tích tình trạng xả hàng ở các dự án căn hộ cao cấp, trung cấp… phần lớn thuộc về những người đầu cơ, lướt sóng BĐS. Nhà đầu tư dạng này chỉ bỏ ra khoảng 30% vốn gốc và 70% còn lại thường vay NH. Trường hợp BĐS có “sóng”, ngay trong giai đoạn còn đóng tiền theo tiến độ, họ có thể bán lại để thu lời (và thường thu lời rất cao nếu tính trên số vốn bỏ ra).
Đưa bất động sản về giá thực Một chuyên gia kinh tế cho rằng những năm trước, kinh doanh BĐS là ngành siêu lợi nhuận nên thời gian qua tín dụng cũng được “bơm” vào lĩnh vực này quá nhiều thay vì các ngành sản xuất kinh doanh khác.
Bằng chứng là thị trường căn hộ dù ế ẩm nhưng các công ty không ngừng xây dựng, tung ra thị trường dự án mới. Theo thống kê của Savills Việt Nam, quý I/2011 có 14 dự án xây dựng với khoảng 5.000 căn hộ mới được tung ra thị trường, chưa kể 50.000 căn hộ còn đọng từ năm 2010 chưa bán được.
“Nếu xét về tình trạng hiện tại của những nhà đầu tư thì họ đang là nạn nhân. Nhưng nếu xét tổng thể nền kinh tế thì họ cũng đã góp phần đẩy giá BĐS lên cao trước đây khiến cho ngành BĐS không phát triển lành mạnh, tạo ra những khó khăn hiện nay.
Do vậy, nếu chấp nhận trì hoãn một số chính sách tài chính vĩ mô để giúp trực tiếp cho vấn đề này sẽ làm ảnh hưởng đến những vấn đề quan trọng hơn, đó là giảm CPI, ổn định kinh tế và lành mạnh hóa hoạt động tín dụng tập trung phục vụ cho sản xuất kinh doanh và đời sống người dân. Thực trạng trên là thực tế của thị trường BĐS và chúng ta phải chấp nhận để trả nó về đúng giá trị thực của thị trường” - chuyên gia kinh tế này phân tích. |
Bình luận (0)