xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mạnh ai nấy làm

Thanh Nhân

Những ngày đầu năm 2013, cùng với diễn biến giá nhiều loại sữa bột ngoại tăng khoảng 10% do thay đổi mẫu mã, người tiêu dùng còn ngạc nhiên nhận thấy hầu hết sản phẩm sữa dành cho trẻ em được các đơn vị sản xuất, nhập khẩu đổi bao bì, nhãn mác thành sản phẩm dinh dưỡng, sản phẩm bổ sung.

Thực chất, đây vẫn là sữa với đầy đủ thành phần, chức năng. Việc đổi tên gọi trên bao bì được một doanh nghiệp (DN) lý giải là nhằm phù hợp với khuyến cáo của Bộ Y tế: Đối với trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, sữa bột chỉ là thực phẩm bổ sung, sữa mẹ mới là nguồn dinh dưỡng chính!

Tuy nhiên, việc “thay tên đổi họ” sữa bột dành cho trẻ em của các DN sữa được xác định là nhằm né đăng ký giá để dễ bề thay đổi, điều chỉnh giá; cơ quan chức năng sẽ không thể kiểm soát được mỗi lần tăng giá và mức tăng có hợp lý không. Hành động thay đổi nhãn mác là nhằm hợp thức hóa việc không đăng ký giá mỗi khi có điều chỉnh; đồng nghĩa với việc vô hiệu hoá quy định của Nhà nước về quản lý giá. Bởi theo Luật Giá, từ ngày 1-1-2013, DN phải kê khai giá mỗi lần điều chỉnh đối với mặt hàng sữa bột dành cho trẻ dưới 6 tuổi...

Điều đáng nói là việc “thay tên đổi họ” này đã được Bộ Y tế đồng ý. Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết đang theo dõi và sẽ có đề xuất lên Bộ Tài chính hướng xử lý phù hợp. Có thể, Bộ Tài chính sẽ báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc đưa sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung vào danh mục mặt hàng phải kê khai giá...

Tuy nhiên, theo các luật sư, đây không phải là giải pháp khả thi. Quan trọng nhất là trước khi ra quyết định, cấp phép cho DN, cơ quan chức năng đã không đứng trên cơ sở bảo vệ quyền lợi người dân. Luật sư Lê Thành Kính, Trưởng Văn phòng Luật sư Lê Nguyễn, cho rằng tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu chính của DN, trách nhiệm của cơ quan chức năng là tạo môi trường, điều kiện cho DN hoạt động theo đúng pháp luật nhưng trên hết là bảo đảm quyền lợi người dân (trong trường hợp này là quyền lợi trẻ em). Nếu tình trạng các bộ mạnh ai nấy làm, cấp phép, quản lý chồng chéo không được khắc phục thì người tiêu dùng sẽ tiếp tục lãnh hậu quả. Bộ Tài chính và Bộ Y tế phải ngồi lại với nhau, cùng thống nhất hướng xử lý và đặt mục tiêu bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng lên hàng đầu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo