xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mạnh ai nấy làm!

Bài và ảnh: HOÀNG DŨNG

Phần lớn các địa phương vùng duyên hải miền Trung đều có tư duy phát triển dàn trải dựa trên tiềm năng về tài nguyên và nhân lực, dẫn đến xung đột giữa lợi ích địa phương và lợi ích toàn vùng

Hơn 500 doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đã cùng mổ xẻ những bất cập trong phát triển kinh tế vùng duyên hải miền Trung tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng duyên hải miền Trung tổ chức trong 2 ngày 21 và 22-3 ở TP Đà Nẵng.

Phát triển chưa xứng tầm

Theo TS Trần Du Lịch, thành viên Nhóm Tư vấn phát triển vùng duyên hải miền Trung, khu vực này có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ, KCN, cảng biển… nhưng chưa khai thác tương xứng. Sự nỗ lực riêng lẻ của các địa phương trong vùng từ 20 năm qua tuy có mang lại kết quả nhưng về tổng thể, thế mạnh tự nhiên của vùng vẫn ở dạng tiềm năng.

Nhiều đại biểu tham dự hội nghị cũng cho rằng các ngành kinh tế chủ lực tại các khu kinh tế, KCN của nhiều địa phương có sự trùng lắp nên địa phương nào cũng bị phân tán nguồn lực. Mặt khác, tư duy phát triển dàn trải dựa trên tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên và nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ đã xuất hiện những xung đột giữa lợi ích địa phương và lợi ích toàn vùng. Sự hợp tác và liên kết vùng chưa mang lại hiệu quả từ quy hoạch phát triển, thu hút đầu tư, phân bổ nguồn lực đến cơ chế phối hợp điều hành.
img
Các đại biểu tham quan, tìm hiểu cơ hội đầu tư tại các gian hàng trong khuôn khổ hội nghị
 
PGS-TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng vùng duyên hải miền Trung do hội tụ đến 4 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận gồm quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Phố cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn nhưng không khai thác hết tiềm năng phát triển du lịch do thiếu các sản phẩm mang tính đặc thù. PGS-TS Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, cho biết: Tiềm năng phát triển công nghiệp của vùng rất lớn nhưng chưa thu hút được giới đầu tư. Tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài lũy kế đến năm 2012 của vùng là 734 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 24,9 tỉ USD, chỉ chiếm 5% về số dự án và 12% về vốn đầu tư đăng ký của cả nước.

Đẩy mạnh liên kết vùng

PGS-TS Bùi Tất Thắng cho biết hầu hết các địa phương đều tự kêu gọi, xúc tiến đầu tư nên có sự trùng lắp trong các ngành nghề. TS Trần Đình Thiên đề xuất cần tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa các hoạt động xúc tiến quảng bá, liên kết các website của các doanh nghiệp trong vùng với nhau để hỗ trợ cùng nhau phát triển.

img
Các đại biểu trao đổi bên lề Hội nghị Xúc tiến Đầu tư vùng duyên hải miền Trung tại Đà Nẵng Ảnh: HOÀNG DŨNG

TS Trần Du Lịch nhấn mạnh: “Để có thể chuyển tiềm năng thành lợi thế kinh tế trong cạnh tranh khu vực và toàn cầu, trước hết, vùng duyên hải miền Trung cần tiếp cận phát triển theo quy mô vùng, đầu tư có trọng điểm, hình thành những “cụm liên kết sản xuất”, đồng thời tạo sự đột phá về thể chế (chính sách và dịch vụ hành chính công) và kết cấu hạ tầng để trở thành địa bàn đầu tư tiềm năng nhất nước”. Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Đặng Huy Đông, các tỉnh vùng duyên hải miền Trung cần tăng cường thực hiện cơ chế liên kết vùng, hình thành các giải pháp đồng bộ nhằm thu hút đối đa các nguồn lực trong và ngoài nước.

Chín dự án trọng điểm mời gọi đầu tư

Theo Ban Điều phối vùng, hiện có 9 dự án trọng điểm kêu gọi thu hút đầu tư của vùng duyên hải miền Trung, gồm: Dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), vốn đầu tư dự kiến 3.000 tỉ đồng; dự án xây dựng Bệnh viện Quốc tế (Đà Nẵng), vốn đầu tư dự kiến từ 35-50 triệu USD; dự án KCN cơ khí đa dụng và ô tô tập trung Chu Lai (Quảng Nam), vốn dự kiến 1 tỉ USD; dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cảng biển Dung Quất II (Quảng Ngãi), vốn từ 80 - 100 triệu USD; dự án xây dựng nhà máy lọc hóa dầu (Bình Định), vốn dự kiến 28,7 tỉ USD; dự án khu đô thị mới TP Tuy Hòa (Phú Yên), vốn dự kiến 2.754 tỉ đồng; dự án ven biển từ xã Vạn Lương đến thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), vốn dự kiến 1.261 tỉ đồng; dự án sản xuất cánh quạt gió, turbin và thân trụ điện gió (Ninh Thuận), vốn dự kiến 1.200 tỉ đồng và dự án khu du lịch suối khoáng nóng Tà Cú - Bưng Thị (Bình Thuận), vốn dự kiến 50 triệu USD.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo