xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mạnh tay xóa quy hoạch treo

CA LINH

Long An là địa phương đầu tiên ở ĐBSCL mạnh dạn xóa các dự án treo để trả lại đất cho người dân sản xuất

Đầu năm 2014, UBND tỉnh Long An có quyết định xóa 11 dự án quy hoạch treo từ năm 2005 tại các huyện: Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, Thủ Thừa, trả lại gần 1.600 ha đất nông nghiệp cho người dân.

Trả đất cho nông nghiệp

11 dự án này bao gồm xây dựng khu, cụm công nghiệp, khu định cư, vui chơi, biệt thự sân vườn... làm mất đi diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó, nhiều vùng chuyên canh rau màu ở huyện Cần Giuộc và Cần Đước cũng bị giải tỏa để nhường chỗ cho những KCN treo. Ông Lê Minh Đức, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Long An, cho biết đối với những dự án lấy từ đất nông nghiệp của người dân, trong quá trình thực hiện, người dân vẫn canh tác bình thường. Tuy nhiên, họ sẽ hạn chế đầu tư thêm như: đê bao, làm đường… nên năng suất lúa, hoa màu giảm. Những trường hợp đất bị ảnh hưởng bởi dự án treo và không tiếp tục sản xuất, sau khi UBND tỉnh có chủ trương xóa quy hoạch, ngành nông nghiệp sẽ đầu tư hệ thống thủy lợi giúp bà con sản xuất có hiệu quả hơn.

KCN Thuận Yên (thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) bỏ hoang 8 năm nay Ảnh: THANH VÂN
KCN Thuận Yên (thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) bỏ hoang 8 năm nay Ảnh: THANH VÂN

Việc xóa quy hoạch treo đã được tỉnh Long An thực hiện từ năm 2012 khi tỉnh này thu hồi hơn 3.000 ha của 21 dự án treo. Đây được xem là địa phương tiên phong trong việc mạnh tay thu hồi dự án đầu tư xây dựng KCN, sân golf… không hiệu quả.

Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, cho rằng việc tỉnh Long An kiên quyết loại bỏ các dự án treo và một số nơi khác đang làm là rất cần thiết để làm sạch môi trường đầu tư. Không chỉ là thu hồi các dự án KCN không hiệu quả, trả lại đất nông nghiệp cho dân mà cần xem xét, đánh giá hiệu quả thực sự và năng lực đầu tư các KCN. “Cần thiết phải xử lý các “túi đựng” dự án treo này bằng cách xóa quy hoạch không phù hợp, chất lượng kém” - ông Hiệp nói.

Lãnh đạo phải “quyết tâm và dũng khí”

Theo ông Hiệp, vấn đề mà bản thân ông và Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ quan tâm nhất là cách phối hợp giữa các địa phương nhìn ở góc độ vùng để có giải pháp căn cơ hơn cho đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp thời gian tới chứ không chỉ dừng lại xử lý tình huống thu hồi từng dự án. Phát triển các KCN cần tư duy kinh tế vùng, phải khắc phục được tính cục bộ, cần liên kết vùng để phân công, phân vai, tránh cạnh tranh triệt tiêu lợi thế nhau. Các KCN không phải hoàn toàn có chức năng giống nhau mà cần xác định đâu là khu, cụm công nghiệp trọng điểm, là hạt nhân, có tác động chi phối, lan tỏa, đâu là những khu, cụm công nghiệp làm vệ tinh, có tính bổ trợ… để tạo thành chuỗi liên hoàn trong vùng nhằm phát huy hiệu quả tốt hơn.

Cũng theo ông Hiệp, trước mắt lãnh đạo địa phương, ngành chức năng phải “quyết tâm và dũng khí” thực hiện 3 yêu cầu: rà soát lại hiệu quả thực sự của các khu, cụm công nghiệp và các dự án đã cho chủ trương đầu tư để sắp xếp, tăng cường đầu tư hoặc kiên quyết loại bỏ dự án treo, trả lại đất cho nông nghiệp. Việc rà soát không chỉ thực hiện riêng lẻ ở từng tỉnh mà cần phối hợp tổng rà soát trên toàn vùng để nhận diện từng địa phương trong mối quan hệ phát triển vùng. Khi đã có kết quả rà soát thì phải thực thi kiên quyết, có kỷ cương, đúng yêu cầu tiến độ. Phải có cơ chế, chính sách đầu tư, đặc biệt là cơ chế về nguồn vốn để tập trung đầu tư dứt điểm các khu, cụm được ưu tiên chọn lựa, tạo ra địa điểm hấp dẫn nhà đầu tư. Và cần tiếp cận theo hướng cầu thay vì chỉ dựa trên khả năng cung sẵn có. “Nếu thực hiện tốt 3 yêu cầu này sẽ hạn chế được tình trạng lãng phí đất nông nghiệp tràn lan” - ông Hiệp khẳng định.

Nhà đầu tư biệt tăm

KCN Thuận Yên (thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) được quy hoạch 8 năm qua với diện tích 141 ha nhưng nay phải bỏ hoang vì nhà đầu tư đã “bỏ chạy”. Có 115 hộ dân buộc phải di dời giải tỏa để nhường đất cho nhà đầu tư. Ông Trần Văn Nghĩa (58 tuổi, ngụ ấp Ngã 4, xã Thuận Yên) bùi ngùi: “Cả một khu đất rộng hơn 100 ha, nếu không bị quy hoạch làm KCN thì mỗi năm bà con thu nhập ít nhất cũng 3 tỉ đồng từ nuôi tôm, cua quảng canh. Trong khi chờ đợi KCN và khu tái định cư hình thành thì đa số dân nghèo phải sống lây lất trong những căn chòi chật hẹp mà còn bị đuổi lên, đuổi xuống”.    T.Vân

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo