Được quảng cáo nhiều về mô hình nuôi gián đất ở Trung Quốc cho thu nhập cao ông Nguyễn Đình Nguyên (xã Quảng Tú, H.Lương Tài, Bắc Ninh) lặn lội sang Trung Quốc học hỏi cách nuôi.
Thấy nhiều người nông dân nước này trở thành tỉ phú nhờ nuôi gián đất nên tháng 8-2013 ông Nguyên mạnh dạn lấy hơn một tạ trứng gián về tự ấp để gây giống với giá 150 tệ/kg (tương đương 500.000 đồng/kg). Theo tỉ lệ thì mỗi 1kg trứng gián sẽ nở được 16.000 con gián đất con.
Việc người dân tự ý nhập gián đất về nuôi là vi phạm pháp luật. Hiện gián đất không có trong danh mục giống vật nuôi được phép kinh doanh, sản xuất.
Về Việt Nam, ông Nguyên bỏ vốn ra đầu tư chuồng trại rộng chừng 200m2, xung quanh được ghép bằng tôm trơn và thép. Tài liệu và kỹ thuật nuôi ông được một Việt kiều Trung Quốc đang sống tại Sài Gòn cung cấp và dịch giúp. Đến tháng 8 này, ông dự định thu hoạch mẻ đầu tiên.
“Tính cả chi phí chuồng trại, thức ăn, giống, phòng bệnh…gia đình đã đầu tư gần 1 tỉ đồng vào đây” - ông Nguyên cho hay.
Ông nhẩm tính, hiện giá gián đất xuất bán sang Trung Quốc là 200.000 đồng/kg gián tươi còn gián phơi khô là hơn 11 triệu đồng/kg. Nếu nuôi thành công, tỉ lệ gián chết thấp thì ông thu được khoảng 40 tấn gián thành phẩm (gián đất khô đã qua phơi hoặc sấy) còn nếu không, tỉ lệ chết cao thì ông cũng thu được khoảng 30 tấn gián thành phẩm.
Trừ hết chi phí đầu tư chuồng trại, nhân công, giống, thức ăn ông nguyên có thể lãi trên 10 tấn gián, tức là gần 2 tỉ đồng. Tuy nhiên, quyết định tiêu hủy lúc này khiến gia đình ông mất trắng cả tỷ đồng vốn bỏ ra cũng như công sức chăm nuôi trong 3 tháng qua.
Chưa thể kiểm chứng các công dụng của con gián đất
Ông Giang Triệu Vinh – người từng có nhiều năm sống tại Trung Quốc và bản thân cũng đọc và nghiên cứu rất nhiều về loài gián đấ cho biết: “Gián đất ở Trung Quốc được nuôi nhiều lắm. Họ có sử dụng loài côn trùng này trong việc làm đẹp và chữa các bệnh ung thư, tăng sự miễn dịch cho cơ thể”.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tại Việt Nam lại cho rằng hiện chưa có tài liệu cũng như nghiên cứu chính thức nào về loài gián đất này. Do vậy, công dụng chữa bệnh ung thư an, xơ gan hay công dụng làm đẹp… còn rất mơ hồ, cần kiểm chứng rõ.
Hiện chưa có tài liệu cũng như nghiên cứu chính thức nào về loài gián đất này. Do vậy công dụng chữa bệnh ung thư an, xơ gan hay công dụng làm đẹp… còn rất mơ hồ, cần kiểm chứng rõ.
Các chuyên gia cũng cho rằng để đảm bảo công bằng, cũng như tính khoa học trước mắt Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cấm nuôi gián đất là đúng, đợi khi nào có nghiên cứu chính thức về công dụng cũng như tác hại của loài gián đất thì cấp phép nuôi cũng chưa muộn.
Theo TS Vũ Đức Chính, trưởng khoa côn trùng thuộc Viện sốt rét - kí sinh trùng - côn trùng Trung ương: “Bài học về ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, nuôi đỉa, chuột vẫn còn đó với hậu quả bây giờ vẫn chưa giải quyết xong nên các cơ quan chức năng cần phải giám sát chặt chẽ việc nuôi gián đất bởi loài côn trùng này khi ra môi trường tự nhiên sẽ rất khó tiêu diệt”.
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), cho biết việc người dân tự ý nhập gián đất về nuôi là vi phạm pháp luật. Hiện gián đất không có trong danh mục giống vật nuôi được phép kinh doanh, sản xuất.
“Gián là loại côn trùng gây hại cho xã hội, là trung gian truyền nhiễm bệnh nguy hiểm như dịch tả, tiêu chảy, là thủ phạm gặm nhấm, hư hỏng các vật dụng sách vở, quần áo… Hằng năm, trong danh mục thuốc diệt côn trùng của Bộ Y tế cũng đã có quy định cụ thể các loại thuốc để tiêu diệt gián. Do vậy, đây là loài Việt Nam đang tiêu diệt, không có lý gì chúng ta lại nhập về nuôi” - ông Trọng khẳng định.
Tháng 8-2013, tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, hơn 1 triệu con gián của một hộ nuôi tại đây đã bị sổng chuồng xâm hại môi trường tự nhiên. Sự việc khiến các nhà chức trách Trung Quốc vô cùng lo ngại và phải cử một đoàn chuyên gia đến để tìm cách tiêu diệt tận gốc tránh gây hại cho môi trường.
Bình luận (0)