Điều này đồng nghĩa rủi ro vẫn tiềm ẩn, như một thứ bong bóng, rất dễ vỡ!
Rủi ro ấy hầu như không phát sinh từ quan hệ điều tiết cung - cầu của thị trường mà đến từ cách quản lý của NHNN.
Hai là chênh lệch giá quá xa so với thế giới. Hẳn chẳng ai quên và chắc Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình còn nhớ tuyên bố lúc vừa nhậm chức của ông, rằng “khi giá vàng trong nước chênh lệch với giá thế giới từ 400.000 đồng/lượng trở lên là chắc chắn có đầu cơ, phải chấm dứt tình trạng này”. Nay, chênh lệch giá đã gấp hơn 10 lần so với “hạn mức đầu cơ” rồi đó, vậy thì dẹp thế nào đây, ai dẹp?
Tất nhiên là NHNN, chứ còn ai khác! Vấn đề là muốn dẹp hay không mà thôi. Sau mỗi đợt đấu giá, khoảng chênh lệch ấy lại nhích lên. Có ý kiến cho rằng thử lấy 4 triệu đồng/lượng (chênh lệch) nhân với 26.000 lượng (đấu thầu mỗi đợt) thì sẽ thu về hơn 100 tỉ đồng, qua 3 đợt như thế có thể thu hơn 300 tỉ đồng cho ngân sách.
Không thể nói như thế, bởi mục tiêu xuyên suốt và lâu dài là phải kéo vàng về với giá trị thực của nó, mà trước hết là sát với giá thế giới, chứ không phải “đánh quả” qua từng phiên đấu giá, mà thực chất là mua bán vàng - công việc không nằm trong nhiệm vụ chính của NHNN.
Hai câu hỏi chưa có hồi đáp này là 2 khoản nợ, lãnh đạo NHNN phải sớm trả cho người dân.
Bình luận (0)