xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nên bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu

Phương Anh

Vướng mắc lớn nhất trong vấn đề trích lập, sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu, theo giới chuyên gia kinh tế là ở hiện tượng thiếu minh bạch

img
Dù kinh doanh lỗ hay lãi, doanh nghiệp đều phải trích nộp 300-500 đồng/lít vào quỹ bình ổn giá xăng dầu. Ảnh: Hồng Thúy
Trong lộ trình thực hiện giá các mặt hàng thiết yếu theo cơ chế thị trường, Chính phủ cho phép Bộ Tài chính thành lập quỹ bình ổn giá đối với 2 mặt hàng là xăng dầu và điện. Mục đích của việc hình thành các quỹ này là tạo ra công cụ làm hạn chế tác động của việc tăng giá.

Chưa rõ hiệu quả

Quỹ bình ổn giá xăng dầu tại Việt Nam được thực hiện năm 2009, cùng lúc với cơ chế cho doanh nghiệp (DN) tự định giá bán lẻ xăng dầu trong phạm vi giá cơ sở có biến động ở biên độ nhất định. Nguồn hình thành quỹ được trích lập từ giá bán lẻ xăng dầu và để lại tại DN đầu mối nhập khẩu. Quỹ được hạch toán riêng và chỉ sử dụng vào mục đích bình ổn giá theo chỉ đạo của Bộ Tài chính...

Sau 2 năm thực hiện, Bộ Tài chính cho biết tổng mức trích quỹ bình ổn tính từ ngày 23-3-2009 đến ngày 30-9-2011 ước đạt khoảng 8.454 tỉ đồng. Tổng mức sử dụng quỹ tính đến 10 giờ ngày 24-2-2011 là 7.602 tỉ đồng. Số dư 852 tỉ đồng dự kiến đến hết ngày 30-9 sẽ không sử dụng đến.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, 2 năm qua, nếu không có quỹ bình ổn, giá xăng dầu trong nước đã phải tăng nhiều hơn về tần suất và cao hơn về biên độ điều chỉnh. Đặc biệt, trong thời điểm từ tháng 10-2010 đến tháng 2-2011, nếu không có quỹ bình ổn, giá xăng không thể giữ ổn định mà phải tăng ít nhất 4 lần, mỗi lần tăng khoảng 500-700 đồng/lít. Hoặc trong thời điểm tháng 2, giá xăng dầu có thể tăng từ 1.400 – 2.300 đồng/lít nếu không có quỹ bình ổn...

Tuy nhiên, các DN xăng dầu – đối tượng trực tiếp trích lập và sử dụng quỹ - đều phủ nhận những đánh giá nói trên và cho rằng quỹ bình ổn thực chất là “quỹ gió, quỹ ảo” vì thường xuyên rỗng. Hiệu quả sử dụng quỹ ra sao còn chờ Kiểm toán Nhà nước công bố kết quả kiểm toán việc trích lập, sử dụng quỹ bình ổn giá tại các DN kinh doanh xăng dầu.

Thay bằng việc tăng thuế, trích nộp ngân sách

Vướng mắc lớn nhất trong vấn đề trích lập, sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu, theo giới chuyên gia kinh tế là ở hiện tượng thiếu minh bạch. Theo cơ chế hiện hành, bất kỳ trường hợp nào, dù kinh doanh lỗ hay lãi, DN đều phải trích một khoản tiền cố định từ 300-500 đồng/lít vào quỹ bình ổn. Trong trường hợp lỗ, nguồn lực trích quỹ lấy ở đâu, từ nguồn vốn chủ sở hữu của DN hay ở tiền ứng trước mua xăng dầu của người dân? Việc quỹ bình ổn để lại trong DN cũng gây nhiều tranh cãi.

Nghiêng về phương án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, cho rằng cần có cơ chế minh bạch, công khai việc sử dụng quỹ định kỳ hằng tháng. Quỹ bình ổn không để lại tại DN mà nên được quản lý tại Kho bạc Nhà nước. Mọi quyết định thu chi phải do Chính phủ hoặc bộ được ủy quyền quyết định trên cơ sở bảo đảm hạch toán kinh doanh của DN và lợi ích của cả 3 bên: Nhà nước, DN và người tiêu dùng.

TS Nguyễn Thị Lan, Học viện Tài chính, cho rằng thực chất đây là “vốn chết” nằm trong DN với hàng ngàn tỉ đồng mỗi tháng, DN không được hưởng lợi trừ khi họ cố tình làm trái mang đi đầu tư. Người tiêu dùng cũng không được hưởng vì tính toán một cách tổng thể, tổng chi phí cho nhu cầu xăng dầu của người dân vẫn không thay đổi. Về phía Nhà nước, phải vất vả với việc quản lý thêm một “tài khoản nằm” trong DN...
Thống nhất với ý kiến bỏ quỹ bình ổn giá, các chuyên gia cho rằng thay vào đó nên dùng biện pháp tăng thuế hoặc trích nộp ngân sách.

Lợi ích không như mong đợi

Theo Vụ Tài chính Tiền tệ - Bộ Kế hoạch - Đầu tư, lợi ích của quỹ bình ổn giá xăng dầu không lớn như mong đợi vì sau mỗi đợt xả quỹ vẫn không tránh được tăng giá kỷ lục, đặc biệt là đợt tăng giá tổng cộng 4.900 đồng/lít vào các ngày 24-2 và 29-3-2011.

Với thuế nhập khẩu xăng dầu bằng 0% như hiện nay, Nhà nước và người tiêu dùng đã bỏ ra khoảng 11.000 tỉ đồng để bù giá. Trong đó, số tiền hỗ trợ từ giảm thuế là 7.500 tỉ đồng, còn lại 3.500 tỉ đồng là sử dụng quỹ bình ổn. Bất cập hiện nay là chưa có quy định tính lãi đối với tiền gửi của quỹ tại ngân hàng và chưa tính số lãi này vào nguồn thu của quỹ, đặc biệt là còn thiếu quy định về chế độ giám sát, kiểm tra đối chiếu, trách nhiệm công khai quỹ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo