xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngân hàng đẩy mạnh tín dụng xanh

THÁI PHƯƠNG - THANH NHÂN

Một số ngân hàng ưu đãi cho người dân, doanh nghiệp vay vốn làm dự án năng lượng sạch, đầu tư điện mặt trời áp mái...

Ngân hàng (NH) HSBC Việt Nam và Công ty CP Đầu tư GIC vừa phối hợp triển khai gói tín dụng xanh hỗ trợ khách hàng cá nhân lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái. Đây là NH thương mại tiếp theo triển khai gói tín dụng với lãi suất ưu đãi cho khách hàng cá nhân vay vốn trong bối cảnh nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng, đặc biệt là năng lượng sạch.

Ưu đãi khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp

Ông Phương Tiến Minh, Giám đốc toàn quốc khối khách hàng bán lẻ và quản lý tài sản HSBC Việt Nam, cho biết những khách hàng cá nhân có nhu cầu lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cho nhà thổ cư tại Đà Nẵng và TP HCM có thể vay vốn với lãi suất từ 11,99%/năm, thời hạn vay tới 60 tháng. Ngoài ra, GIC sẽ chiết khấu trực tiếp cho hệ thống điện năng lượng mặt trời của người dân khi lắp đặt với mức giảm từ 12%-14%.

Theo các NH thương mại, do nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo nên rất nhiều dự án điện mặt trời đã được triển khai đầu tư xây dựng. Do đó, các NH cũng đẩy mạnh tín dụng xanh, giải ngân cho các doanh nghiệp (DN) và nhà đầu tư cá nhân trong lĩnh vực này, bao gồm cả đầu tư điện mặt trời áp mái. Những khách hàng có hóa đơn tiền điện từ 2 triệu đồng/tháng trở lên có thể nghĩ tới việc vay vốn để đầu tư điện mặt trời áp mái.

Ông Lê An Khang, Chủ tịch HĐQT Công ty GIC, cho hay chi phí đầu tư lắp đặt thiết bị chính trong hệ thống điện mặt trời áp mái nhà theo tiêu chuẩn G7 gồm tấm pin năng lượng mặt trời, inverter, công-tơ 2 chiều có các mức giá khác nhau. Với công suất 3,15 KWh cho sản lượng điện 380-410 KWh/tháng, chi phí đầu tư từ 75,38-78,53 triệu đồng, người dân mất 5-6 năm để thu hồi vốn.

Nới điều kiện cho vay

Ông Phạm Trọng Quý Châu, Giám đốc Công ty TTC Energy, cho biết gần đây các NH hưởng ứng chính sách của Chính phủ nên sẵn sàng đồng hành với các nhà cung cấp thiết bị điện mặt trời. "Điện mặt trời áp mái còn khá mới mẻ ở Việt Nam, hầu hết các DN chưa có phương án tài chính để đầu tư nên việc NH hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi tác động tích cực đến quyết định đầu tư của DN" - ông Quý Châu cho hay.

Ngân hàng đẩy mạnh tín dụng xanh - Ảnh 1.

Còn rất ít hộ gia đình vay vốn ngân hàng để lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái Ảnh: THANH NHÂN

Theo ông Quý Châu, Công ty TTC Energy đã liên kết với khoảng 20 NH để phát triển các dự án điện mặt trời. So với năm 2017, lãi suất cho vay đầu tư năng lượng xanh, trong đó có điện mặt trời đã thấp hơn. Trong đó, các NH quốc doanh như VietinBank, Vietcombank, BIDV, Agribank… áp dụng lãi suất ưu đãi hơn, khoảng 10,5-10,8%/năm, tùy tỉ lệ đối ứng của DN. Các NH tư nhân có lãi suất cao hơn nhưng bù lại cho vay linh động hơn. Mặc dù vậy, tới thời điểm này, chưa có khách hàng nào của Công ty TTC Energy là hộ gia đình vay NH để đầu tư lắp điện mặt trời trên mái nhà, chỉ có DN vay vốn lắp đặt hệ thống. "Giai đoạn này, DN cung cấp thiết bị và NH chủ động tiếp thị đến DN thông qua các hội nghị, hội thảo về điện mặt trời chứ khách hàng chưa tự tìm đến NH, DN. Bản thân NH cũng chủ động chào các gói vay hỗ trợ đầu tư điện mặt trời cho các khách hàng là DN" - ông Châu nêu thực tế.

Hiện NH TMCP Phát triển TP HCM (HDBank) dành ưu đãi với tỉ lệ cho vay lên đến 70%, thời hạn vay 5 năm cho các DN đầu tư dự án điện mặt trời áp mái. Tài sản bảo đảm chính là hệ thống điện mặt trời trên mái nhà với mức tài trợ lên đến 10 tỉ đồng. Mọi khách hàng là DN đều có thể vay vốn và được HDBank hỗ trợ đối tác liên kết chuyên lắp đặt, thi công, bảo trì, bảo hành hệ thống.

Trong khi đó, là NH cổ phần đầu tiên ký kết với Quỹ Hợp tác khí hậu toàn cầu (GCPF), NH TMCP Nam Á (Nam A Bank) đã triển khai chương trình tín dụng xanh được một thời gian và kết quả giải ngân rất khả quan. Điểm hấp dẫn của chương trình này là lãi suất thấp và thường cố định trong suốt thời gian vay, khi cấp vốn cho DN, cá nhân triển khai những dự án được đánh giá là "xanh". Lãi vay được Nam A Bank áp dụng từ khoảng 7%/năm khoản vay ngắn hạn và từ 7,5%/năm khoản vay trung dài hạn.

Đại diện Nam A Bank cho biết không chỉ có lãi suất thấp, điều kiện vay vốn với tín dụng xanh được mở rộng thêm nhiều hơn so với trước đây, theo hướng đa lĩnh vực, đa đối tượng. "Với DN, các dự án xanh có thể là sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, khoản vay mua thiết bị tiết kiệm năng lượng, tòa nhà sử dụng hiệu quả tài nguyên so với truyền thống hay khách hàng cá nhân vay đầu tư điện mặt trời áp mái cũng có thể được xem xét tài trợ vốn giá rẻ" - đại diện Nam A Bank nói. 

Quỹ ngoại cũng rót vốn vào năng lượng tái tạo

Ngày 23-6, Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) và Quỹ Vietnam-Oman (VOI) khánh thành Nhà máy Năng lượng mặt trời BCG-CME Long An 1 với công suất được Bộ Công Thương phê duyệt là 40,6 MWp, tổng mức đầu tư 1.088 tỉ đồng. Khi chính thức đi vào hoạt động, nhà máy sẽ góp phần bổ sung nguồn cung điện cấp ổn định với 57 triệu KWh/năm cho tỉnh Long An, tăng thêm công suất cho lưới điện quốc gia. Đáng lưu ý, VOI góp 35% vốn trong dự án này và là một trong những nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên hợp tác với DN trong nước phát điện tái tạo lên lưới. VOI cũng cam kết đầu tư dài hạn cho xây dựng và phát triển một số dự án năng lượng mặt trời khác tại Long An sắp tới.

11-chot

Nhà máy Năng lượng mặt trời BCG-CME Long An 1 nhìn từ trên cao Ảnh: ĐỖ HƯƠNG

Theo Bộ Công Thương, tổng quy mô các dự án điện mặt trời của cả nước đã và đang được xét duyệt hiện lên đến khoảng 26.000 MWp. Các dự án này không chỉ thu hút được nguồn vốn tín dụng lớn từ các NH trong nước mà còn từ đối tác nước ngoài hoặc nhiều định chế tài chính quốc tế lớn.

Ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia World Bank tại Việt Nam, cho rằng tài chính từ khu vực công và nguồn vốn ODA sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư rất lớn của ngành điện, nhất là năng lượng tái tạo. Việt Nam phải tăng cường huy động các nguồn vốn thay thế từ khối tư nhân. Để hoàn thành mục tiêu, Chính phủ cần xác lập cơ chế phê duyệt dự án minh bạch, dễ tiếp cận và quy định hợp đồng mua bán điện theo hướng giảm rủi ro cho nhà đầu tư hơn nữa. Đặc biệt, xử lý nhanh vướng mắc về đấu nối lên hệ thống điện thông qua phương án giải tỏa công suất hợp lý.

Phương Nhung

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo