xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngân hàng qua thời lãi lớn

THÁI PHƯƠNG

Đã qua rồi thời các ngân hàng kiếm tiền dễ dàng mà đã đến lúc phải cạnh tranh quyết liệt để tồn tại

Đến thời điểm này đã có nhiều ngân hàng (NH) công bố kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012. Nhìn chung, lợi nhuận ngành NH năm qua là một bức tranh không tươi sáng khi sụt giảm mạnh so với những năm trước, trong đó không ít NH bị lỗ nặng.

img
Năm 2012, lợi nhuận của nhiều ngân hàng giảm sút nghiêm trọng. Ảnh: HỒNG THÚY

Lỗ vì kinh doanh vàng

Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2012 của NH TMCP Kỹ thương (Techcombank) vừa công bố cho thấy lợi nhuận năm qua của NH này giảm hơn 75% so với năm trước khi chỉ đạt 1.017 tỉ đồng. Theo Techcombank, lợi nhuận trước thuế giảm mạnh do việc trích lập dự phòng cẩn trọng trong bối cảnh tỉ lệ lãi suất thấp và cạnh tranh tín dụng ngày càng cao. NH này đã trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đến 1.450 tỉ đồng so với con số trích lập chỉ 341 tỉ đồng của năm 2011, hoạt động kinh doanh ngoại hối lỗ 138 tỉ đồng trong năm qua.

Ngay các “ông lớn” trong ngành, nhất là khối NH thương mại Nhà nước, dù vẫn dẫn đầu lợi nhuận nhưng cũng không đạt mục tiêu đề ra. NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), báo cáo tài chính riêng lẻ năm 2012 cho thấy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 8.800 tỉ đồng nhưng do phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nên tổng lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 5.544 tỉ đồng (kế hoạch năm là 6.550 tỉ đồng)...

Ông Tô Duy Lâm, Giám đốc NH Nhà nước Chi nhánh TPHCM, cho biết: Năm 2012 hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NH trên địa bàn TPHCM giảm mạnh. Kết quả kinh doanh (chênh lệch thu nhập - chi phí) của các tổ chức tín dụng trên địa bàn chỉ đạt 667 tỉ đồng, giảm gần 96% so với năm 2011. Có đến 52 tổ chức tín dụng kinh doanh lỗ, chất lượng tín dụng đầu tư kém hiệu quả...

Theo NH Nhà nước Chi nhánh TPHCM, nhiều NH lỗ nặng hoặc giảm sút lợi nhuận nghiêm trọng là do huy động và cho vay vốn bằng vàng, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (DN), ủy thác đầu tư và thất thoát vốn từ các vụ án phát sinh… Chẳng hạn NH TMCP Á Châu (ACB) trong năm 2012, hoạt động kinh doanh vàng lỗ đến 1.700 tỉ đồng khi NH này chuyển đổi vàng sang VNĐ để kinh doanh nhưng đến cuối năm phải tất toán đóng trạng thái theo yêu cầu của NH Nhà nước.

 Ông Trương Văn Phước, Tổng Giám đốc NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), cũng cho biết: Eximbank là một trong những NH tham gia bán vàng bình ổn thị trường theo yêu cầu của NH Nhà nước (thuộc nhóm G5+1). Thời điểm bán vàng giá chỉ 42 triệu đồng/lượng nhưng sau đó phải mua vào với giá 43 triệu đồng/lượng để cân đối trạng thái khiến Eximbank mất hơn 200 tỉ đồng... 

Đã được cảnh báo trước  

Chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Minh Phong nhận xét: Bức tranh lợi nhuận ngành NH năm nay sụt giảm mạnh là điều đã được cảnh báo từ vài năm trước. Nếu trước đây, gánh nặng lãi suất vay vốn quá cao đè nặng đã “lấy bớt” lợi nhuận của DN và nền kinh tế… chuyển sang các NH thì nay, kinh tế khó khăn, DN hoạt động sa sút, phá sản hàng loạt khiến tín dụng khó tăng, nợ xấu cao đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NH. Khoản lỗ năm nay của các NH thương mại còn do các khoản cho vay từ những năm trước chưa thu hồi được khi nợ xấu tăng cao. Các NH cũng không còn hưởng mức chênh lệch quá cao giữa lãi suất huy động - cho vay khi sức chịu đựng của DN không còn.

Xử lý nợ xấu cũng là một nguyên nhân khiến lợi nhuận của ngành NH sụt giảm mạnh. Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhận xét: Hơn 50 tổ chức tín dụng tại TPHCM giảm lợi nhuận, kinh doanh lỗ là điều đáng buồn nhưng sẽ giúp lợi nhuận ngành NH trở nên thực chất hơn. “Việc trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ trong năm 2013 sẽ khiến các NH thương mại tiếp tục giảm lợi nhuận hoặc không có lợi nhuận nhưng tạo cơ sở để hoạt động NH ổn định” - Thống đốc nhấn mạnh.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng việc giảm tăng trưởng tín dụng khiến lợi nhuận NH sụt giảm nhưng sẽ giúp NH tái cơ cấu các khoản vay, sử dụng đồng vốn hiệu quả hơn, còn DN thiếu vốn cũng tự nhìn lại, tái cấu trúc để vượt qua khó khăn. Năm 2013, cũng không thể nôn nóng tăng tín dụng bởi tăng tín dụng không an toàn sẽ là gánh nặng khi nợ xấu tăng.

Về bức tranh lợi nhuận NH trong năm 2013, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng sẽ tiếp tục phân hóa mạnh bởi chỉ những NH nào mạnh dạn tái cấu trúc, tận dụng nguồn lực, đổi mới chất lượng dịch vụ mới trụ lại được.

Rủi ro đạo đức quá lớn

Theo các chuyên gia kinh tế, rủi ro đạo đức là một trong những vấn đề nổi cộm của ngành NH trong năm qua. Hàng loạt các vụ án tiêu cực trong ngành NH bị phanh phui với nhiều lãnh đạo của một số NH thương mại vướng vòng lao lý không chỉ làm thất thoát tài sản của NH thương mại, của Nhà nước mà cho thấy năng lực quản trị, cạnh tranh của NH trong nước còn yếu. Trong khi đó các NH nước ngoài tại Việt Nam đã kiểm soát rất tốt vấn đề rủi ro đạo đức.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo