xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều cơ hội đầu tư vào ĐBSCL

Bài và ảnh: Ca Linh

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và cơ sở hạ tầng của ĐBSCL dần cải thiện là lợi thế kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Ngày 11-11, trong khuôn khổ chương trình giao lưu văn hóa và thương mại Việt Nam - Nhật Bản diễn ra tại TP Cần Thơ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) đã tổ chức hội nghị đầu tư vào ĐBSCL thường niên lần thứ 4. Tại đây, các đại biểu cho rằng không gian trong nông nghiệp còn rất lớn và là cơ hội cho các nhà đầu tư.

Môi trường kinh doanh tốt

TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ, cho biết: “Tăng trưởng GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của ĐBSCL từ 2011-2015 bình quân 8,5%/năm, thu nhập GRDP/người khoảng 41 triệu đồng. Trong 5 năm gần đây, cơ sở hạ tầng trong vùng được cải thiện, đặc biệt khi sân bay quốc tế Cần Thơ đưa vào sử dụng và cảng biển đang hình thành là một lợi thế để kêu gọi đầu tư”.

Năm 2014, vốn FDI vào ĐBSCL đã tăng dần, đạt mức gần 1 tỉ USD. Năm 2015, con số này lên 3,5 tỉ USD, trong 9 tháng đầu năm nay là 1,67 tỉ USD, chiếm 10,2% tổng vốn FDI của cả nước.

Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện là yếu tố thu hút đầu tư vào ĐBSCL. Trong ảnh: Cảng Tân Cảng - Cái Cui (TP Cần Thơ) có thể tiếp nhận tàu 20.000 tấn
Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện là yếu tố thu hút đầu tư vào ĐBSCL. Trong ảnh: Cảng Tân Cảng - Cái Cui (TP Cần Thơ) có thể tiếp nhận tàu 20.000 tấn

Một khảo sát do VCCI và nhiều tổ chức khác thực hiện nêu ra nhiều lý do để đầu tư vào ĐBSCL như: tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, môi trường đầu tư lý tưởng, có đến 17,5 triệu người tiêu dùng, lực lượng lao động hùng hậu, ngành nông nghiệp và thủy sản phát triển mạnh mẽ… “Theo điều tra PCI năm 2015, điểm trung vị PCI của ĐBSCL đạt 59,2, cao hơn các vùng khác trong cả nước. Trong 10 tiêu chí đánh giá thì ĐBSCL có 7 tiêu chí cao hơn điểm trung bình cả nước. Điều này cho thấy, ĐBSCL có cải thiện rất nhiều về môi trường đầu tư” - TS Võ Hùng Dũng nhận định.

Ngoài ra, ĐBSCL có thời tiết và khí hậu ôn hòa, ít bị thiên tai, thuận lợi phát triển nông nghiệp, kinh tế biển, logistics, du lịch, nghỉ dưỡng… Ông Sasaki Noriyuki, Tổng Giám đốc Tập đoàn Brainworks Asia (Nhật Bản), nhìn nhận: “Sau chương trình giao lưu năm 2015, doanh nghiệp Nhật rất quan tâm đến môi trường kinh doanh, đầu tư ở ĐBSCL. Vì thế, hứa hẹn số doanh nghiệp Nhật đến ĐBSCL sẽ tăng lên trong vài năm tới. Ba lĩnh vực mà họ quan tâm là nông nghiệp, thực phẩm và công nghệ thông tin”.

Nông nghiệp cần vốn lớn

Tại hội nghị lần này, ĐBSCL kêu gọi 50 dự án đầu tư vào nông nghiệp với tổng số vốn 1,385 tỉ USD.

Dù nhiều tiềm năng về nông nghiệp, thủy sản nhưng thời gian qua, việc đầu tư, khai thác trong lĩnh vực này chưa đạt kết quả như mong muốn do hạn chế về khoa học, công nghệ, quản trị… Tỉ lệ cơ giới hóa hiện chỉ đạt 65% trong khâu thu hoạch lúa. Theo Viện Lúa ĐBSCL, ước tính mỗi năm, nông dân trồng lúa ở đây mất từ 3.200-3.600 tỉ đồng do thất thoát sau thu hoạch. Trong khâu chế biến, sản phẩm vẫn còn ở dạng thô, chưa tạo ra nhiều giá trị gia tăng.

“Ngành nông nghiệp còn nhiều hạn chế cho thấy nhu cầu thu hút vốn đầu tư vào đây còn rất lớn. Trong đó, máy móc, thiết bị phục vụ cho nông nghiệp là cơ hội lớn cho nhà đầu tư. Chúng tôi mong sẽ có sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực máy móc nông nghiệp” - ông Kenta Noguchi (Công ty TNHH Business Innovation) bày tỏ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo