xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều "đại gia" bán lẻ muốn mở siêu thị, đại siêu thị tại miền Trung

Bài và ảnh: Thanh Nhân

(NLĐO) - Sự hiện diện của siêu thị, đại siêu thị tại các tỉnh Duyên hải miền Trung sẽ hỗ trợ tích cực hơn về đầu ra cho sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất…

Chiều 14-4, tại tỉnh Khánh Hoà, UBND TP HCM phối hợp với UBND các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (Khánh Hoà, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Phú Yên) tổ chức hội nghị kết nối giao thương. Hội nghị nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng chương trình tổng kết hợp tác kinh tế - xã hội giữa TP HCM với các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ diễn ra tại Khánh Hoà.

Nhiều đại gia bán lẻ muốn mở siêu thị, đại siêu thị tại miền Trung - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp khu vực duyên hải Nam Trung Bộ giới thiệu sản phẩm bên lề Hội nghị giao thương ngày 14-4

Theo các DN, vùng Nam Trung Bộ với đặc trưng sản xuất nhỏ lẻ, thiếu liên kết, logistics còn yếu… nên năng lực cạnh tranh còn hạn chế, dễ xảy ra được mùa – mất giá hoặc bị ép giá. Trước thực trạng đó, nhiều DN đặt hàng TP HCM bên cạnh việc kết nối tiêu thụ hàng hoá thì mở rộng kết nối cho DN địa phương với các nhà sản xuất lớn để hình thành vùng sản xuất tập trung, mở thêm đầu ra cho sản phẩm địa phương.

Về phía nhà phân phối, bên cạnh việc chia sẻ những kinh nghiệm để DN kết nối đưa hàng vào siêu thị thành công cũng như tận dụng tốt các kênh phân phối hiện đại để bán hàng, đại diện một số DN phân phối cho hay, một trong những giải pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm địa phương hiệu quả là mở thêm các điểm bán lẻ hiện đại tại các tỉnh, thành.

Hiện nay, các hệ thống phân phối đều có nhu cầu tìm thuê đất để mở rộng chuỗi, đặc biệt là phát triển về các tỉnh.

Ông Dương Minh Quang, Giám đốc phòng kinh doanh Saigon Co.op, cho biết riêng tại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, Saigon Co.op đang có 28 siêu thị và đang mong muốn mở thêm một số siêu thị tại đây. 

"Tất cả siêu thị của Saigon Co.op tại tỉnh đều có gian hàng giới thiệu, bán sản phẩm địa phương. Nhà cung cấp nhỏ lẻ bước đầu có thể bán hàng vào Co.opmart tại địa phương, đến khi phát triển quy mô lớn hơn thì có thể mở rộng cung cấp hàng cho siêu thị các địa phương lân cận hoặc cho hệ thống Co.opmart trên toàn quốc" – ông Quang dẫn chứng. 

Nhiều đại gia bán lẻ muốn mở siêu thị, đại siêu thị tại miền Trung - Ảnh 2.

Toàn cảnh hội nghị kết nối giao thương 14-4

Theo ông Trung, ngoài việc mở thêm điểm bán, Saigon Co.op còn muốn mở trung tâm logistics tại khu vực Nam Trung Bộ hoặc 1 địa điểm tích hợp vừa kinh doanh bán lẻ, vừa làm kho logistics.

Ông Paul Lê, Phó Tổng giám đốc Central Retail Việt Nam, cũng chia sẻ kế hoạch đầu tư của Central Retail tại Việt Nam, trong đó đặc biệt là cần tìm mặt bằng để mở siêu thị tại các tỉnh miền Trung.

Cũng cùng mong muốn này, ông Đinh Quang Khôi, Giám đốc Marketing hệ thống MM Mega Market, kiến nghị chính quyền các tỉnh tạo điều kiện cho hệ thống phân phối mở thêm điểm bán. Đó là cách nhanh và tốt nhất giúp các cơ sở sản xuất, DN nhỏ, pháp nhân OCOP tiêu thụ sản phẩm.

Trước nhu cầu của các DN, Phó Chủ tịch UBND TP HCM đề nghị Sở Công Thương TP HCM tập hợp tất cả nhu cầu mở điểm bán, trung tâm logistics tại các tỉnh để báo cáo UBND TP và chuyển các tỉnh xem xét, phối hợp hỗ trợ.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan đánh giá nội dung hội nghị lần này có chiều sâu hơn, có những kết quả cụ thể, rõ ràng hơn. Ông đề nghị Sở Công Thương TP HCM nghiên cứu, tổng hợp nội dung làm việc giữa TP HCM với các địa phương; thực hiện tổng kết, đánh giá và khuyến nghị chính quyền TP HCM cũng như các địa phương cần làm gì trong năm 2023 nhằm cụ thể hoá chương trình hợp tác với từng vùng, từng địa phương. Ông cũng đề nghị các tỉnh mạnh dạn thông tin về Sở Công Thương TP HCM những vấn đề vướng mắc, những mong muốn hợp tác để TP HCM tiếp nhận, có giải pháp triển khai phối hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác.

Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công Thương TP HCM, cho biết công tác kết nối giao thương giữa TP HCM và các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung bộ được triển khai từ tháng 2-2023 với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng. Trải qua nhiều giai đoạn công phu, từ khảo sát đến kết nối B2B, tìm hiểu, đàm phán, tiếp xúc, gặp gỡ nhiều lần, hướng dẫn cặn kẽ, hỗ trợ chi tiết... đến nay, 4 nhà phân phối TP HCM là Saigon Co.op, Satra, Central Retail và sàn thương mại điện tử Tiki đã chính thức ký 28 hợp đồng thu mua với nhà cung cấp của 6 tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung bộ. Cụ thể: tỉnh Bình Thuận có 6 hợp đồng; tỉnh Ninh Thuận có 5 hợp đồng; tỉnh Khánh Hoà có 6 hợp đồng; tỉnh Phú Yên có 3 hợp đồng; tỉnh Bình Định có 6 hợp đồng; tỉnh Quảng Ngãi có 2 hợp đồng. Tất cả các hợp đồng đều có hiệu lực ngay sau khi ký kết.

IMG_2623

Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, phát biểu tại hội nghị

Chương trình kết nối giao thương giữa TP HCM và các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ là hoạt động cuối cùng trong chuỗi hoạt động kết nối giao thương giữa TP HCM với 5 vùng: Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và các tỉnh phía Bắc, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Theo thống kê của Sở Công Thương TP HCM, sau 5 hội nghị kết nối giao thương, 4 nhà phân phối lớn đã ký 170 biên bản ghi nhớ, 61 hợp đồng thu mua (trong đó, 29 hợp đồng thu mua đã được ký tại các hội nghị và 32 hợp đồng ký bên ngoài hội nghị).


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo