xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều doanh nghiệp nhà nước thiếu sếp tổng

Bảo Trân

Trong 33 tổng công ty nhà nước, hiện có đến 9 đơn vị chưa có cán bộ chủ chốt điều hành

Ngày 31-1, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (DN), nắm tình hình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu và phát triển DN nhà nước năm 2017.

Rủi ro rất cao

Bí thư Đảng ủy khối DN trung ương Phạm Viết Thanh cho biết một số DN nhà nước trong khối trung ương chưa có lãnh đạo chủ chốt. Cụ thể, trong 33 tổng công ty, 9 đơn vị hiện "trống ghế" lãnh đạo chủ chốt. Chẳng hạn, Tổng Công ty Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vẫn chưa có tổng giám đốc, đồng thời là người đại diện pháp luật.

Chủ tịch HĐTV SCIC Nguyễn Đức Chi nhìn nhận đang có sự chắp vá, chưa chính thức về người đại diện pháp luật nên quá trình triển khai nhiệm vụ của tổng công ty rất khó khăn. "Hằng ngày vẫn phải bán vốn, vẫn phải kinh doanh nhưng không có người đại diện pháp luật thì rủi ro rất cao" - ông Nguyễn Đức Chi giãi bày.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Công xác nhận ông đang kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) và tổng công ty này cũng mới chỉ có quyền tổng giám đốc.

"Bộ Giao thông Vận tải đã sàng lọc, tìm kiếm lãnh đạo chủ chốt cho tổng công ty nhưng không được, đưa từ chuyên viên lên nhiều nhưng lại không đủ tiêu chuẩn. Với cương vị chủ tịch kiêm nhiệm, tôi cũng không ký tá được gì. Nhiều người nói đùa là anh cứ ký đi, tôi bảo ký thì mọi người vào tù thăm tôi..." - ông Công bày tỏ.

Nhiều doanh nghiệp nhà nước thiếu sếp tổng - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng thiếu người đứng đầu thì doanh nghiệp nhà nước làm gì cũng khó. Ảnh: Nhật Bắc

Ông Phạm Viết Thanh kiến nghị không nên bổ nhiệm làm lãnh đạo đối với cán bộ không đủ nhiệm kỳ, cán bộ sắp về hưu. "Bán vốn cần người làm tốt, có thể hoạch định cho tương lai của DN. Phải bổ nhiệm người đủ năng lực, thời gian công tác dài để họ xây dựng và phát triển DN" - ông Thanh kiến nghị.

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định thiếu người đứng đầu thì làm gì cũng khó. Vậy mà Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam thiếu cả chủ tịch và tổng giám đốc thì không thể giải quyết được các vấn đề của DN. Phó Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Chính phủ tổng hợp để báo cáo đầy đủ tới lãnh đạo Chính phủ vấn đề này.

1 đồng vốn nhà nước bán được 15,52 đồng

Tại hội nghị, đại diện Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN cho biết số DN nhà nước đã giảm mạnh, cả nước hiện còn hơn 500, gồm 7 tập đoàn, 57 tổng công ty, 441 DN độc lập thuộc các bộ, ngành, địa phương. DN nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ còn tại 11 ngành, lĩnh vực (năm 2001 là 60 ngành, lĩnh vực), tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh. Dự kiến đến năm 2020, cả nước chỉ còn khoảng 150 DN nhà nước. Các DN nhà nước sau cổ phần hóa hầu hết sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

Phó trưởng Ban Chuyên trách Ban Chỉ đạo Nguyễn Hồng Long thông tin thêm năm 2017 cả nước đã phê duyệt phương án cổ phần hóa 69 DN nhà nước. Cụ thể: 1 tập đoàn; 10 tổng công ty và DN có quy mô lớn (vốn nhà nước trên 1.000 tỉ đồng), trong đó có các DN quy mô vốn nhà nước rất lớn như Tập đoàn Cao su Việt Nam (47.290 tỉ đồng), các tổng công ty như Phát điện 3 (26.108 tỉ đồng), Dầu Việt Nam (10.342 tỉ đồng), Điện lực Dầu khí (23.418 tỉ đồng), Lọc Hóa dầu Bình Sơn (31.044 tỉ đồng), Đầu tư và Phát triển công nghiệp - Becamex (9.878 tỉ đồng), Sông Đà (4.438 tỉ đồng), Lương thực Miền Nam (4.980 tỉ đồng), Thương mại và Xuất nhập khẩu Thanh Lễ (2.366 tỉ đồng), Thương mại Hà Nội (2.155 tỉ đồng), Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp - IDICO (2.532 tỉ đồng).

Theo phương án được phê duyệt, vốn điều lệ của 69 DN này là 161.985 tỉ đồng, trong đó nhà nước nắm giữ 85.365 tỉ đồng (chiếm 53% tổng vốn điều lệ), bán cho nhà đầu tư chiến lược 50.004 tỉ đồng (chiếm 31% tổng vốn điều lệ), bán đấu giá công khai 23.758 tỉ đồng (chiếm 15% tổng vốn điều lệ). Hiện mới có 21 DN tiến hành IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng), thu về 5.192,44 tỉ đồng. Trong năm 2017, giá trị vốn nhà nước tại các DN cổ phần hóa được xác định lại là 160.083 tỉ đồng, gấp 6,34 lần so với tổng giá trị phần vốn nhà nước cổ phần hóa năm 2016.

"Một kết quả rất khả quan sau khi cổ phần hóa là 1 đồng bán ra thu về được 15,52 đồng" - ông Long đánh giá. Cụ thể, đã thoái được 8.915 tỉ đồng theo giá trị sổ sách, thu về 139.385 tỉ đồng; trong đó Sabeco thoái 53,59% vốn, thu về gần 110.000 tỉ đồng; Vinamilk thoái 3,33% vốn, thu về 8.990 tỉ đồng. Tổng thu từ cổ phần hóa, thoái vốn phải nộp về ngân sách nhà nước năm 2017 đạt 144.577,44 tỉ đồng (gấp 2,41 lần so với chỉ tiêu Quốc hội giao), trong đó thu từ cổ phần hóa 5.192,44 tỉ đồng, thu từ thoái vốn 139.385 tỉ đồng.

Hiện Thủ tướng đã phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả công ty nông - lâm nghiệp của 42 địa phương, 1 bộ, 1 tập đoàn kinh tế và 4 tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, trưởng ban chỉ đạo, yêu cầu việc cổ phần hóa phải gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán và thị trường sẽ định giá cổ phiếu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo