xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều dự án điện đang chậm so với quy hoạch, kế hoạch

Văn Duẩn

(NLĐO) - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cho rằng các nhiệm vụ, giải pháp liên quan mà Quy hoạch Điện VIII đề ra đang gặp phải không ít thách thức, nhiều dự án điện đang chậm so với quy hoạch, kế hoạch

Đó là thông tin ông Nguyễn Đức Hiển nêu trong phát biểu đề dẫn phiên thảo luận "Xu hướng công nghệ và giải pháp phát triển ngành công nghiệp năng lượng của Việt Nam trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn 2045" tại Diễn đàn cấp cao thường niên và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2023 do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 14-6, tại Hà Nội.

Nhiều dự án điện đang chậm so với quy hoạch, kế hoạch - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, phát biểu

Theo ông Hiển, Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17-11-2022 tại Hội nghị Trung ương 6, khóa XIII về "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" đã xác định công nghiệp năng lượng là 1 trong 6 ngành nền tảng, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, công nghiệp năng lượng mới.

Nghị quyết đã đề ra chủ trương khuyến khích các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước liên kết, liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài sản xuất thiết bị năng lượng sạch, tái tạo, hệ thống pin lưu trữ, công nghệ và sản phẩm tiết kiệm năng lượng, đào tạo, chuyển giao công nghệ; xây dựng và triển khai định hướng phát triển một số tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân trong nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có năng lực cạnh tranh quốc tế, đóng vai trò dẫn dắt, trụ cột trong lĩnh vực năng lượng.

Theo ông Hiển, Quy hoạch Điện VIII đã xác định mục tiêu cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021 - 2030, khoảng 6,5 - 7,5%/năm trong giai đoạn 2031 - 2050; phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện, đạt tỉ lệ khoảng 30,9 - 39,2% vào năm 2030...

Tuy nhiên, các nhiệm vụ, giải pháp liên quan mà Quy hoạch Điện VIII đề ra đang gặp phải không ít thách thức. Đó là nhu cầu năng lượng đang phát triển rất nhanh trong khi các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu. Nhiều dự án điện bị chậm so với quy hoạch, kế hoạch.

Trữ lượng và sản lượng sản xuất than, dầu thô và khí suy giảm hằng năm. Yêu cầu nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn là một vấn đề trong tình hình phát triển của ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam vì làm giảm khả năng tự chủ về năng lượng, tăng sự phụ thuộc vào các nền kinh tế khác.

Nhiều dự án điện đang chậm so với quy hoạch, kế hoạch - Ảnh 3.

Nhân viên Tập đoàn FPT đang giới thiệu sản phẩm cho khách tham quan tại triển lãm

Do đó, để đạt được mục tiêu của ngành năng lượng vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; ông Hiển nhấn mạnh cần thiết phải sớm có những cơ chế, chính sách ưu tiên, đột phá để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp năng lượng của Việt Nam trong bối cảnh mới. Đồng thời nâng cao được năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp năng lượng thuộc mọi thành phần kinh tế; từ đó tạo ra sự chủ động về năng lượng cho Việt Nam đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Diễn đàn cấp cao thường niên năm 2023 có chủ đề "Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh nhanh tạo đột phá rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", với mục đích gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 17-11-2022 tại Hội nghị Trung ương 6, khóa XIII về "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".
Trước khi phiên toàn thể diễn ra vào đầu giờ chiều nay do Thủ tướng Phạm Minh Chính và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đồng chủ trì, buổi sáng cùng ngày đã diễn ra chuỗi 4 phiên hội thảo chuyên đề và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0, tập trung vào các chủ đề chính: Sản xuất thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công nghiệp, chuyển đổi xanh, năng lượng xanh, tài chính xanh và giáo dục xanh…

Với chủ đề "Xu hướng công nghệ và giải pháp phát triển ngành công nghiệp năng lượng của Việt Nam trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn 2045", phiên hội thảo chuyên đề 3 đề cập tới kinh nghiệm quốc tế trong thúc đẩy chuyển dịch năng lượng và đưa ra các khuyến nghị chính sách cho Việt Nam trong phát triển điện gió, điện mặt trời áp mái và sử dụng năng lượng tiết kiệm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo