xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều kênh đầu tư sinh lời

Sơn Nhung

Nhanh chóng giải quyết nợ xấu của hệ thống ngân hàng, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước… sẽ là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư

Nhận định về cơ hội đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới, các diễn giả tại Hội nghị Đầu tư Gate to way 2014, do Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) tổ chức ngày 11-9, cho rằng hiện nay Việt Nam còn nhiều ngành, nhiều lĩnh vực tiềm năng mà các nhà đầu tư có thể kiếm được tiền.

Cơ hội tốt trong nợ xấu

Ông Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM, cho rằng tỉ lệ nợ xấu theo báo cáo của Ngân hàng (NH) Nhà nước hiện nay là 4,17% trên tổng dư nợ. Tính đến tháng 8 này, tổng nợ xấu đã xử lý khoảng 210.000 tỉ đồng, hiện còn lại khoảng 161.000 tỉ đồng.

Mục tiêu của NH Nhà nước là giảm nợ xấu xuống 3% vào năm 2015. Mục tiêu này có thể đạt được nếu tập trung vào các giải pháp đồng bộ như: tập trung kích hoạt thị trường, kích hoạt tổng cầu để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN), giảm lãi suất tín dụng trung hạn để các DN có cơ hội đầu tư mới; NH tiếp tục dùng lợi nhuận trích lập dự phòng, đòi nợ, phát mãi tài sản...

Ông Darryl James Dong, đại diện Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), cho rằng nợ xấu của Việt Nam là cơ hội vàng cho nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế nợ xấu ở Việt Nam không có gì đáng ngại vì nước nào cũng có nợ xấu, điều quan trọng là không phải “giấu nó ở dưới thảm” mà cần đưa nó lên và giải quyết theo quy trình.

Các nhà đầu tư trao đổi cơ hội kinh doanh ngoài hành lang hội nghị Ảnh: Tấn Thạnh
Các nhà đầu tư trao đổi cơ hội kinh doanh ngoài hành lang hội nghị Ảnh: Tấn Thạnh

Để giải quyết nợ xấu, ông Cấn Văn Lực, Phó Tổng Giám đốc NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cho rằng vấn đề liên quan đến phát mãi tài sản trong xử lý nợ xấu đang vô cùng khó khăn, vì vậy cần tăng quyền cho Công ty Mua bán nợ quốc gia (VAMC). Quan trọng hơn là các bên chịu lỗ là bao nhiêu. Hiện nay, các NH thương mại Việt Nam đã phải chịu lỗ 30% vì VAMC chỉ mua 70% giá trị sổ sách. “Cơ hội tuyệt vời cho các nhà đầu tư tham gia mua bán, sáp nhập (M&A), mua bán tài sản cũng như tham gia tư vấn, tái cơ cấu và tư vấn cổ phần hóa” - ông Lực nói.

Nhà nước giảm cổ phần chi phối

Một số nhà đầu tư đặt vấn đề tại sao DN nào có cổ phần nhà nước chi phối nhiều thì thường ì ạch, còn ngược lại thì khả quan. Thừa nhận thực tế này, ông Nguyễn Trọng Dũng, Vụ trưởng Vụ Đổi mới DN Văn phòng Chính phủ, cho biết Chính phủ yêu cầu các DN tiếp tục thoái vốn sau cổ phần hóa. Nếu nắm giữ chi phối thì chỉ 50% vốn điều lệ.

Mới đây, Chính phủ đã ra quyết định giảm dần tỉ lệ nắm giữ sau cổ phần hóa tối đa, thậm chí có ngành còn không cần phải nắm giữ. Mục tiêu quyết liệt cổ phần hóa 435 DN trong 2 năm 2014-2015.

Ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, cho biết rất nhiều nhà đầu tư thắc mắc vì sao việc cổ phần hóa lại quá lề mề. Rõ ràng Việt Nam là nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, phải cải cách. Việc cải cách đụng chạm đến nhiều vấn đề về nguồn lực tài chính, đụng chạm lợi ích, quyền lợi... vì vậy Chính phủ phải có quyết tâm.

Về vấn đề niêm yết sau cổ phần hóa, ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho rằng văn bản hiện hành đã quy định rõ DN phải niêm yết sau khi cổ phần hóa 1 năm nhưng chúng tôi đang trình quy định là sau 6 tháng phải đưa ra giao dịch trên thị trường chính thức hoặc trên Upcom. Theo ông Bằng, thị trường chứng khoánmối quan hệ chặt chẽ với cổ phần hóa. Chất lượng hàng trên thị trường chứng khoán làm gia tăng sự quan tâm của nhà đầu tư.

Sức hấp dẫn của ngành hàng tiêu dùng

Theo ông Nguyễn Quốc Vọng, thành viên HĐQT Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam, cơ hội đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là giống cây trồng của Việt Nam, là rất lớn.

Là một nhà phân phối lớn, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op, cho rằng ngành bán lẻ hiện đại của Việt Nam còn rất non trẻ, thương mại hiện đại mới chiếm 22%-25% tổng ngành bán lẻ. Với ngành non trẻ như thế, triển vọng và tiềm năng phát triển còn rất lớn. “Khi kinh tế phát triển thì thị trường bán lẻ sôi động. Nhà nước đã thực hiện tốt các cam kết về tự do trên thị trường quốc tế. Có nhiều nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia và triển khai nhiều mô hình khác nhau. Môi trường đầu tư cũng mở ra, vì vậy cơ hội đến cho nhà sản xuất hàng tiêu dùng và cả nhà kinh doanh” - ông Hòa nói.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo