Trong năm qua, Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực quốc tế (Food Policy Research Institute) đưa ra ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp giúp hạn chế tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu đến năm 2050. Trong đó có tính đến việc thay đổi khí hậu, giải pháp bảo vệ thực vật (BVTV), cải tiến công nghệ sinh học (CNSH). Một nghiên cứu của Úc cho thấy việc sử dụng neonicotinoids (một hoạt chất để xử lý hạt giống) sẽ có thể giúp hạn chế những nguy cơ rủi ro đối với môi trường từ việc phun thuốc trừ sâu.
Hội đồng Khoa học và Công nghệ nông nghiệp (The Council for Agricultural Science and Technology) có bản phân tích về các sản phẩm BVTV đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ ngành sản xuất lương thực trên toàn cầu ở cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển. Phân tích Ogura, một công nghệ lai hạt cải dầu được sáng chế và phát triển bởi Viện Nghiên cứu quốc gia Pháp, đã tạo ra nguồn lợi kinh tế hiệu quả.
Nghiên cứu của ĐH Exeter cho thấy những lo ngại ngày càng lớn trên toàn cầu đối với các loại sâu hại. Những nước sản xuất cây trồng có thể phải đối mặt với tình trạng bị bão hòa với các loại sâu hại vào giữa thế kỷ này nếu như hiện trạng này vẫn có xu hướng tiếp diễn. Kết luận của một nghiên cứu cho rằng thuốc BVTV là nguyên nhân dẫn đến việc suy giảm quần thể ong mật đã bị đặt nhiều nghi vấn.
Ứng dụng cây trồng CNSH trên toàn cầu đang phát triển. Năm 2013, thế giới đã có hơn 18 triệu nông dân đang canh tác cây trồng CNSH hơn 175 triệu ha đất nông nghiệp. Phân tích tổng quan quy mô lớn cho thấy canh tác cây trồng CNSH giúp nông dân thu được sản lượng cây trồng tốt hơn. Việc ứng dụng CNSH giúp tăng sản lượng cây trồng lên khoảng 22% và tăng thu nhập cho người nông dân khoảng 68%.
Bình luận (0)