xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nông dân khá hơn với "Canh tác lúa thông minh"

Tâm Quân

ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất cả nước, mỗi năm đóng góp 90% tổng sản lượng gạo xuất khẩu và góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Tuy nhiên, vài năm gần đây, việc canh tác lúa của nông dân gặp nhiều khó khăn do giá cả không ổn định, sâu bệnh gia tăng và khó phòng trị, chi phí đầu tư ngày càng cao. Đặc biệt, tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang khiến người trồng lúa ở ĐBSCL đối diện với vô vàn khó khăn.

Nông dân khá hơn với Canh tác lúa thông minh - Ảnh 1.

Những nông dân đoạt giải tại Hội thi Canh tác lúa thông minh - Thích ứng với BĐKH tổ chức ở TP Cần Thơ Ảnh: CÔNG TUẤN

Để hỗ trợ nông dân trồng lúa ở ĐBSCL tiếp cận các giải pháp kỹ thuật nhằm thích ứng với BĐKH, từ vụ lúa hè thu năm 2016, Công ty CP Phân bón Bình Điền phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia và trung tâm khuyến nông của 13 tỉnh, thành trong khu vực triển khai chương trình "Canh tác lúa thông minh thích ứng với BĐKH".

Tại hội thảo tổng kết chương trình này vừa tổ chức tại TP Cần Thơ, PGS-TS Mai Thành Phụng - nguyên Trưởng Bộ phận Thường trực Nam Bộ Trung tâm Khuyến nông quốc gia - cho biết mục tiêu của chương trình là cung cấp cho nông dân các giải pháp kỹ thuật mới và phù hợp để họ có thể áp dụng một cách thông minh nhất vào sản xuất, tiết giảm tối đa các chi phí đầu tư không cần thiết, tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo, tăng thu nhập...

Theo đó, chương trình đã chọn 75 nông dân tiêu biểu đang canh tác ở các vùng chịu tác động của BĐKH để thực hiện các mô hình trình diễn. Với diện tích 0,5 ha/hộ, 75 nông dân áp dụng linh hoạt những biện pháp kỹ thuật, quy trình canh tác tiên tiến nhất như quản lý dịch hại tổng hợp, hạn chế phun thuốc trừ sâu bệnh, bón phân cân đối và hợp lý…

Ban cố vấn chương trình được thành lập với thành phần là những nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp chịu trách nhiệm về chuyên môn, khoa học kỹ thuật. Ban cố vấn cùng với cán bộ kỹ thuật của Công ty CP Phân bón Bình Điền, cán bộ khuyến nông thường xuyên thăm đồng, tổ chức tập huấn 3 lần trước khi xuống giống, giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng.

Kết quả, trong vụ lúa hè thu 2017, năng suất lúa tươi bình quân ở các mô hình tăng khoảng 11,4%, tương đương 680 kg/ha. Ruộng đối chứng đạt trung bình 5,97 tấn/ha, trong khi mô hình "thông minh" đạt 6,65 tấn/ha. Mô hình canh tác thông minh ở các địa phương ven biển như Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre, Tiền Giang hay Bạc Liêu có hiệu quả tốt; cá biệt, Tiền Giang và Cà Mau lợi nhuận cao hơn 11 triệu/ha so với mô hình đối chứng.

Ông Lê Quốc Phong, Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền, đánh giá các mô hình canh tác lúa thông minh ở ĐBSCL đều tuân thủ khuyến cáo và hướng dẫn của các nhà khoa học nên đã đạt được kết quả tốt, giúp nông dân yên tâm và tin tưởng hơn vào các thành tựu của khoa học kỹ thuật. 

Đồng Tháp đoạt giải nhất hội thi

Ngày 5-11, tại TP Cần Thơ, Công ty CP Phân bón Bình Điền phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia và trung tâm khuyến nông 13 tỉnh, thành ĐBSCL tổ chức Hội thi Canh tác lúa thông minh - Thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL năm 2017.

Tham gia hội thi có 13 đội là các nhà nông đến từ 13 tỉnh, thành. Trải qua 3 phần thi tài năng nhà nông, thử thách nhà nông và chuyên gia nhà nông, ban tổ chức đã trao 3 giải ba, 2 giải nhì và 1 giải nhất. Theo đó, giải nhất thuộc về các nhà nông đến từ tỉnh Đồng Tháp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo