xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nông nghiệp tổn thất 10%-15% sau thu hoạch

Nguyễn Hải

Đây là số liệu được đưa ra tại hội thảo triển khai Nghị quyết 48/NQ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản do Bộ NN-PTNT tổ chức ngày 10- 11, tại TPHCM

Báo cáo từ sở NN-PTNT các tỉnh cho thấy thời gian qua nông dân khó tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi, việc vay vốn từ ngân hàng cũng xa vời đối với họ. Ông Hồ Xuân Hùng, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, cho biết nhiều nông dân bức xúc vì vay vốn để sắm máy bơm loại công suất nhỏ, không đáng bao nhiêu tiền nhưng ngân hàng bắt phải làm dự án mới cho vay.

Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc cơ giới hóa trong ngành nông nghiệp hiện chỉ mới đạt khoảng 20%. “Đây là khâu yếu kém cần phải nhanh chóng khắc phục để mang lại lợi ích cho nông dân, ngư dân”- ông Hùng nhấn mạnh.


Ông Nguyễn Văn Sinh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk, cho biết việc thực hiện cơ giới hóa ở địa phương là rất khó vì nông dân rất khó tiếp cận vốn vay ưu đãi cho dù Nhà nước có rất nhiều chính sách. Ngân hàng thấy nông dân sản xuất thường bị lỗ nên muốn vay vốn thì dứt khoát phải có tài sản thế chấp.

Tỉnh Đắk Lắk có 18.000 ha đất trồng cây nông nghiệp nhưng lại có đến 150.000 nông hộ, tức là mỗi hộ chỉ có hơn 1 ha. Diện tích canh tác như thế là quá nhỏ lẻ, manh mún cho nên việc cơ giới hóa lại càng khó khăn hơn. Tương tự, tại các tỉnh ĐBSCL, phần lớn mỗi hộ nông dân cũng chỉ sử dụng một vài công đất, hệ thống sông ngòi thì chi chít nên khó đưa máy móc nông nghiệp vào đồng ruộng. 


Báo cáo từ Bộ NN-PTNT cho thấy tổn thất sau thu hoạch từ lúa là 11%- 13%, bắp 13%- 15% (tập trung vào khâu thu hoạch, phơi sấy bảo quản, xay xát, chế biến). Sản phẩm chủ yếu phơi phóng trên đồng, trên đường hoặc sân đất nên tỉ lệ thất thoát cao, chất lượng không bảo đảm.

Năng lực kho dự trữ lương thực của cả nước chỉ khoảng 1,8 triệu tấn nhưng lại phân bố không đều. Nhiều kho đã quá cũ kỹ, hiệu quả sử dụng rất thấp nên tổn thất trong khâu bảo quản là rất lớn. Ngoài tổn thất về sản lượng, sản phẩm nông nghiệp còn bị tổn thất về chất lượng như bắp bị nhiễm aflatoxin, cà phê bị nhiễm achrotoxin A. Đối với rau quả, thủy sản đánh bắt xa bờ bị tổn thất từ 20%- 25% cả về sản lượng lẫn chất lượng.


Ông Hồ Xuân Hùng cho biết thêm từ năm 2010 bắt đầu thực hiện đề án cơ giới hóa giảm tổn thất sau thu hoạch. Theo đó, đến năm 2020 sẽ thu hoạch lúa bằng máy móc đạt 50%, riêng khu vực ĐBSCL đạt 80%. Năm 2015, khả năng sấy đạt 10 triệu tấn.

Kho dự trữ lúa gạo sẽ bảo đảm dự trữ 4 triệu tấn/năm. Chất lượng gạo thành phẩm sẽ được cải thiện, tỉ lệ hạt trắng bạc không lớn hơn 4%, hạt hư hỏng không quá 0,2%. Đối với cây cà phê, rau quả, sẽ cải thiện điều kiện kỹ thuật thu hoạch, làm khô, chế biến, bảo quản. Trang bị tủ cấp đông trên tàu đánh bắt hải sản xa bờ, cải tiến công nghệ bảo quản, xây dựng hệ thống kho ngoại quan.


Tổng nguồn vốn đầu tư cho việc cơ giới hóa để giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp đến năm 2020 là 39.520 tỉ đồng. Trong đó, vốn từ ngân sách Nhà nước cấp là 5.312 tỉ đồng, từ tín dụng 21.120 tỉ đồng, vốn từ dân và doanh nghiệp 13.088 tỉ đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo